Đời sống Xã hội

Nguyên nhân thực sự từ việc chuyển nhượng cổ phần và rút vốn của 2 công ty tài chính hàng đầu Nhật Bản tại Hàn Quốc?

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)13:54 13-08-2019

Trong bối cảnh xung đột của Hàn Quốc và Nhật Bản đang leo thang, nhiều ý kiến cho rằng các công ty tài chính tín dụng Nhật Bản hoạt động ở Hàn Quốc đang thực hiện các hình thức trả đũa kinh tế tại đây. Tuy nhiên điều này không thực sự đúng. Các công ty tài chính Nhật Bản có thể chọn hình thức kinh doanh khác với bình thường, tuy nhiên hành động trả đũa trong tài chính được cho là khó có thể đạt được. Bởi lẽ khi thực hiện các hình thức kinh doanh khác lạ, chính các công ty tài chính Nhật Bản này sẽ bị tổn thất nặng nề.


Một số công ty tài chính Nhật Bản đã tiến hành bán lại cổ phần hoặc hoàn toan rút vốn tại Hàn Quốc. Đây được là hình thức hạn chế kinh doanh tại Hàn Quốc chứ không được xem là hình thức trả đũa kinh tế.

Hiện tại, ngành tài chính trong nước của Hàn Quốc đang đưa ra các biện pháp để giải quyết 2 vấn đề cơ bản khi các công ty tài chính Nhật Bản lần lượt bán cổ phần và rút vốn tại Hàn Quốc.

Tiêu biểu của hiện tượng này đó là 2 công ty SBI Savings Bank và Sanwa God Father (Sanwa Money) hàng đầu của ngành tài chính của Nhật Bản.

Thông báo ngừng dịch vụ cho vay kể từ ngày 1 tháng 23 năm 2019 của Anwa God Father[Ảnh= Màn hình cắt từ trang chủ của Anwa God Father]


Việc bán và rút tiền của hai công ty tài chính có liên quan đến vấn đề cơ bản là khó tạo ra lợi nhuận ở Hàn Quốc với tư cách là một công ty tài chính Nhật Bản. Tuy nhiên, lại có một phân tích cho rằng việc bán và rút tiền của hai công ty tài chính do nguyên nhân mối quan hệ Hàn Quốc và Nhật Bản trở nên tồi tệ.

Theo thông tin từ lĩnh vực tài chính, Ngân hàng SBI Savings Bank đang tiến hành chuyển nhượng cổ phần. Tập đoàn SBI Nhật Bản là cổ đông lớn nhất của ngân hàng SBI Savings Bank buộc phải chuyển nhượng công ty này nhằm thu hồi lại vốn.

Trước đo vào năm 2013, Tập doàn SBI của Nhật Bản đã nhiều lần phát hành cổ phiếu nhằm tăng số vốn đầu tư. Theo tính toán sơ bộ tập đoàn này đã phát hành cổ phiếu với trị giá hơn 1400 tỉ won nhằm mục đích để cải tổ tại ngân hàng SBI Savings Bank giúp ngân hàng này hoạt động bình thường. Tuy nhiên, ngân hàng SBI Savings Bank này đã không thể trả cổ tức cho các cổ đông lớn do thâm hụt số vốn lên tới 43,4 tỷ won trước đó trong quá khứ.

Chính vì lí do khó có thể thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông nên tập đoàn SBI không còn cách nào phải thực hiện hình thức chuyển nhượng cổ phần nhằm thu hồi số vốn và lãi suất.

Đối với trường hợp của công ty tài chính Sanwa God Father (Sanwa Money), công ty đã hoàn toàn dừng cho vay các khoản vay mới. Theo thống kê sơ lược, công ty này đã ngừng cho vay các khoản vay mới kể từ tháng 3 năm nay.

Khi đánh giá về lí do cho động thái trên, nhiều giả thuyết cho rằng đây là do ảnh hưởng từ việc ngân hàng trung ương Hàn Quốc giảm lãi suất cao nhất từ 27,9% xuống còn 24%. Trước đó công ty mẹ của ngân hàng này cũng đã từng thông báo phá sản do ngân hàng trung ương giảm tỉ lệ lãi suất cao nhất.

Mặt khác, việc căng thẳng trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là 1 trong những yếu tố khiến công ty tài chính này quyết định không tiến hành cho vay các tài khoản vay mới.

Một đại diện trong ngành tài chính cho biết: "Hiện nay không phải là thời kì kinh doanh tốt cho các công ty tài chính Nhật Bản. Các công ty tài chính Nhật Bản đang suy xét về việc rút vốn tại thị trường Hàn Quốc. Tuy nhiên đối với trường hợp của 2 công ty tài chính hàng đầu Nhật Bản là SBI Savings Bank và Sanwa God Father (Sanwa Money) thì thật khó có thể nói là do nguyên nhân xung đột của Hàn Quốc và Nhật Bản được. Dù 2 công ty này có đưa ra quyết tâm thì việc rút tại thị trường Hàn Quốc cũng không phải là chuyện một sớm một chiều".

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기