Đời sống Xã hội

Sau luật hạn chế xuất khẩu vật liệu bán dẫn được thực hiện, sản lượng và doanh thu của các công ty sản xuất vật liệu Nhật Bản bị giảm mạnh.

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)09:43 26-08-2019
Nhiều nhận định cho rằng nếu quy định xuất khẩu của Nhật Bản sang Hàn Quốc tiếp tục bị kéo dài, các công ty Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do sản lượng và doanh số bị ảnh hưởng trực tiếp. Các công ty bán dẫn Hàn Quốc là những khách hàng lớn nhất đối với các công ty sản xuất chất bán dẫn Nhật Bản.

 

[Ảnh=Yonhap News]



Theo thông tin của các liên quan vào ngày 25, một trong ba mặt hàng được chính phủ Nhật Bản siết chặt quy định xuất khẩu sang Hàn Quốc có chất hydro florua có độ tinh khiết cao (HF / khí khắc). Kể từ luật hạn chế này được ban hanh, chưa có một đơn đặt hàng nào được đặt.

Hydrogen fluoride là một chất quản lý vật liệu chiến lược của Nhật Bản. Trong trường hợp xấu nhất, khả năng cấm vận cũng có thể xảy ra.

Thời gian lưu trữ của hydro florua thường là 4 tháng. Nếu trừ thời gian 2 tháng kể từ khi luật hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản được đưa ra thì các công ty Nhật Bản chỉ còn 2 tháng để bảo quản chất này. Nếu vượt quá thời gian bảo quản, giá của chất hydro florua sẽ giảm do chất lượng bị ảnh hưởng.

Một vấn đề khác là nếu vật liệu này không bán được thì hàng tồn kho cũng sẽ tăng lên. Trong khi đó chất Hydrogen fluoride là chất được yêu cầu bảo quản chất chẽ, việc hàng tồn kho nhiều gây ra hậu quả thiếu nhà kho. Việc mở rộng nhà kho bảo quản chất này cũng không phải là vấn đề dễ dàng gì.

Đây chính là lý do tại sao các công ty Nhật Bản đã tích cực hướng tới các công Samsung Electronics và SK Hynix trong vài tuần qua.

Trong khi đó, các công ty bán dẫn trong nước đã bảo đảm một lượng tồn kho nhất định chất hydro florua. Mặt khác một báo cáo cho biết đang trải qua quá trình thử nghiệm chất này, dự kiến khoảng hai đến ba tháng sau có kết quả.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기