Đời sống Xã hội

Chiến tranh kinh tế Hàn – Nhật… Một cuộc chọi gà mà cả hai bên đều thua

Minh Tân (mintyni@ajunews.com)09:43 19-09-2019

[Ảnh = Yonhap News]


Hôm 11 tháng 9, Chính phủ Hàn Quốc đã đệ đơn kiện Nhật Bản lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với nguyên vật liệu bán dẫn thiết yếu của Nhật Bản. Đồng thời, Hàn Quốc cũng loại Nhật Bản ra khỏi danh sách trắng hôm 18 tháng 9 đáp trả hành động loại Hàn Quốc ra khỏi danh sách trắng của Nhật Bản hôm 28 tháng trước. Như vậy, một cuộc chọi gà đã diễn ra mà kết quả của nó có thể gây thiệt hại cho cả đôi bên. Trước mắt, các công ty nhập khẩu của hai quốc gia sẽ bị tổn thương lâu dài do xuất khẩu sang các nước khác.

◆ Trả đũa kinh tế "vừa phải"... Hàn Quốc loại trừ Nhật Bản ra khỏi danh sách các quốc gia tin cậy Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng đã công bố về việc sửa đổi Thông báo về Nhập khẩu và Xuất khẩu Vật liệu Chiến lược nhằm cải thiện hệ thống kiểm soát xuất khẩu. Theo đó, bản chất “đúng đắn” của Nhật Bản cho phép Hàn Quốc chia nhỏ hệ thống quản lý vật liệu chiến lược của mình từ 2 nhóm gồm các quốc gia “trắng” và “không trắng” thành 4 nhóm và giáng cấp Nhật Bản xuống nhóm 2. Nhật Bản cho rằng đó là một sự trả đũa độc đoán vô căn cứ nhưng chính phủ Hàn Quốc đã bác bỏ và lập luận rằng việc này thuộc quy trình cải thiện kiểm soát xuất khẩu thường niên.

Lee Ho-Hyun, một cán bộ chính sách thương mại của Bộ Công nghiệp, cho biết trong một cuộc họp báo ngắn hôm 17 rằng "hệ thống kiểm soát xuất khẩu nguyên liệu chiến lược nên được vận hành theo các nguyên tắc cơ bản của hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế”. Trước đó theo quy định về luật quản lí xuất khẩu đối với các sản phẩm chiến lược, Hàn Quốc phân loại các quốc gia nhập khẩu của Hàn Quốc thành 2 khu vực. Khu vực A bao gồm các quốc gia đã tham gia cả bốn hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế: Hệ thống Wassenaar (WA), Tập đoàn cung cấp hạt nhân (NSG), Tập đoàn Úc (AG) và Hệ thống kiểm soát công nghệ tên lửa (MTCR).

Khu vực B là các nước còn lại. Khi đó, khu vực A gồm có 29 quốc gia. Khu vực B là các nước còn lại, trong đó có Trung Quốc và Triều Tiên. Tuy nhiên sau đợt sửa đổi luật lần này, Khu vực A sẽ được chia nhỏ thành 2 khu vực khác là A1 và A2. Khu vực A2 mới thành lập bao gồm các quốc gia đã tham gia cả bốn hệ thống kiểm soát xuất khẩu quốc tế nhưng lại không tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát xuất khẩu quốc tế. Sau khi sửa đổi luật, Nhật Bản được phân loại là vào khu vực A2. Chính phủ giải thích rằng mức độ kiểm soát xuất khẩu cho khu vực A2 về nguyên tắc sẽ được áp dụng giống các quốc gia khu vực B nhưng quốc gia thuộc khu vực A2 sẽ có thể được miễn trừ một số thủ tục và giấy phép vật liệu chiến lược khi tiến hành xuất khẩu.

Thống kê cho thấy gần 100 công ty xuất khẩu sẽ bị ảnh hưởng bởi việc sửa đổi quy định về luật quản lí xuất khẩu đối với các sản phẩm chiến lược. Điều đáng lưu ý là kết quả thu thập ý kiến về các đề xuất sửa đổi (diễn ra trong 14 ngày kể từ ngày 14 tháng trước) cho thấy 91% ý kiến đồng ý sửa đổi và đa số ủng hộ các đề xuất sửa đổi. Từ đó cho thấy xu hướng bài Nhật đang lan rộng đến mức các biện pháp đối phó với Nhật Bản được chính các công ty xuất khẩu ủng hộ bất chấp nguy cơ nhận thiệt hại về phía mình.

◆ Trong cuộc chiến mà “tình cảm đặt trên lý trí”… Tình hình của các công ty xuất khẩu vừa và nhỏ thật đáng lo Vấn đề là hiệu quả. Trong khi biện pháp này ít ảnh hưởng đến Nhật Bản, các công ty trong nước có khả năng bị thiệt hại. Jeong In-kyo, giáo sư thương mại quốc tế tại Đại học Inha, đã chỉ ra rằng: "Về đối nội, chính phủ đã tạo một hình ảnh quốc gia đứng lên chống lại Nhật Bản. Đó là một hành động mà chỉ có thể nhìn thấy động cơ chính trị chứ không thể dùng mục đích kinh tế để lý giải.

Đây là vấn đề mà chính phủ cần hết sức thận trọng và tôi cho rằng thực tế, bước đi này sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp của Hàn Quốc nhưng rất khó để gây sốc cho Nhật Bản”. Cũng có lo ngại rằng xung đột kinh tế giữa Hàn Quốc và Nhật Bản là một trận chiến tình cảm và có thể gây thiệt hại cho cả hai bên. Nếu đánh mất niềm tin và đa dạng hóa cơ sở khách hàng; và hệ thống độc quyền của cả hai bên sụp đổ thì cơ sở công nghiệp của cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản có thể bị suy yếu. Cho Chul, giám đốc nghiên cứu công nghiệp và thương mại tại Viện Công nghệ Công nghiệp Hàn Quốc, cho biết: "Việc loại trừ đối phương ra khỏi danh sách trắng của Hàn Quốc và Nhật Bản là một nước đi xúc động, thiếu lí trí”. "Trao đổi kinh doanh tư nhân sẽ tiếp tục, nhưng sự đối đầu mạnh mẽ của chính phủ hai bên có thể khiến các công ty xuất khẩu thua thiệt ", ông nói thêm.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기