Đời sống Xã hội

Ngân hàng Hàn Quốc khắc phục quan điểm bảo thủ và lạc quan…Đưa ra những biện pháp mạnh mẽ

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:13 27-03-2020
Từ tháng 4~6, vận hành chế độ giao dịch trái phiếu với các thỏa thuận mua lại Thị trường huy động vốn cũng sôi động trở lại

Ngân hàng Hàn Quốc (BoK) [Ảnh=Yonhap News]

Ngân hàng Hàn Quốc, sau khi bỏ lỡ "thời gian vàng" vào tháng 2, đã sử dụng tất cả các biện pháp, chính sách để ứng phó với đại dịch Covid19. Thậm chí, ngân hàng còn thực hiện các biện pháp để cung cấp thanh khoản không giới hạn (tiền vốn) vốn chưa từng được sử dụng kể cả trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Phó chủ tịch Yoon Myun-shik nói rằng biện pháp này "không khác nhiều" so với các chính sách nới lỏng định lượng mà các ngân hàng trung ương tại các quốc gia lớn như Hoa Kỳ đang theo đuổi. Người ta phân tích rằng chính phủ đang cố gắng tránh những lời chỉ trích rằng tình hìnhhiện tại không dễ dàng để thông qua các biện pháp táo bạo hơn so với dự báo về thị trường.

Vào ngày 26, ngân hàng Hàn Quốc tuyên bố sẽ cung cấp không giới hạn tất cả nhu cầu thanh khoản của thị trường để vận hành hệ thống mua lại trái phiếu có điều kiện (RP) từ tháng 4~6. Trên thực tế, điều đó có nghĩa là các tổ chức tài chính sẽ cung cấp thanh khoản nhiều như họ muốn. Theo một phân tích, rất khó để ước tính mức độ thanh khoản mà ngân hàng Hàn Quốc sẽ có thể cung cấp thêm. Đây là một biện pháp vượt quá mong đợi của thị trường.

Điều này khá khác biệt với thái độ của ngân hàng Hàn Quốc vốn có phần bảo thủ và lạc quan. Thực tế là theo kết quả của Ủy ban tiền tệ tài chính hồi tháng trước, ngân hàng Hàn Quốc đã quyết định đóng băng lãi suất cơ bản và động thái này đã đưa đến một triển vọng lạc quan rằng đại dịch Covid19 ở Hàn Quốc cuối cùng sẽ được giải quyết sau khi đạt đỉnh vào tháng 3.

Sau đó đúng một tuần, Hệ thống Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã ban hành một 'cú hích lớn' bằng cách cắt giảm 0,5% điểm lãi suất để đối phó với Covid19, và chỉ trích rằng triển vọng hiện tại của ngân hàng Hàn Quốc là là quá lạc quan.

Vào ngày 15/3 (theo giờ địa phương), Fed đã giảm lãi suất cơ bản xuống 0 (0%) trong khi sử dụng thẻ cắt giảm lãi suất bổ sung. Sau đó, Ngân hàng Nhật Bản, Ngân hàng Anh và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã lần lượt ban hành một tuyên bố đặc biệt rằng họ cũng sẽ đưa ra các biện pháp chính sách tiền tệ táo bạo.

Vào ngày 16, lần đầu tiên kể từ sau năm 2008 ngân hàng Hàn Quốc đã thiết lập 1 Ủy ban chỉ đạo tài chính và tiền tệ tạm thời một quỹ tạm thời và đưa ra quyết định cắt giảm lãi suất tiêu chuẩn 0,5 điểm phần trăm để hợp tác với các nước lớn. Tuy nhiên, đã có rất nhiều ý kiến giữa những người tham gia thị trường rằng tình hình thị trường tài chính trong nước sẽ tốt hơn nếu lãi suất cơ bản được cắt giảm sớm hơn vào khoảng "thời gian vàng" từ một tháng trước.

Ngay sau phiên họp của Ủy ban tài chính tạm thời, Thống đốc Lee Joo-yeol đã phản bác lý thuyết thực tế rằng nếu đưa ra các biện pháp vào đúng "thời gian vàng" thì sẽ có hiệu quả hơn. Ông phát biểu "thời điểm của cắt giảm tỷ lệ lãi suất là quan trọng, nhưng so với tháng 2 thì bây giờ mới là lúc thích hợp".

Chủ tịch Lee Dong-geol, người đứng đầu Ngân hàng Công nghiệp thuộc sở hữu của chính phủ, cho biết vào ngày 20/3 "Thật đáng tiếc khi ngân hàng Hàn Quốc vẫn chưa có nhận định đúng về tình hình hiện nay dẫn đến đưa ra những quyết định có phần muộn màng."

Trên thị trường tài chính, các biện pháp cung cấp thanh khoản không giới hạn của ngân hàng Hàn Quốc đang nhận được rất nhiều sự đồng tình. Cụ thể, một số công ty chứng khoán đã chỉ ra rằng khủng hoảng tín dụng có thể xảy ra do các cuộc gọi ký quỹ (margin call: yêu cầu ký quỹ bổ sung) và biện pháp này được đánh giá là 1 bước chuẩn bị chắc chắn.

Thị trường tài chính, như trái phiếu doanh nghiệp, cũng đang dần sôi động hơn nhờ những động thái của ngân hàng Hàn Quốc. Điều này là do các tổ chức đã không tích cực trong đầu tư vì lo ngại về nguồn vốn ngắn hạn thì giờ đây đã có thể mua trái phiếu dài hạn.

Một quan chức tại một công ty chứng khoán cho biết "Từ góc nhìn của người trong ngành thị trường, những cá nhân lo ngại về khủng hoảng tài trợ ngắn hạn, ngay khi ngân hàng Hàn Quốc trở thành 1 chủ nợ cho các khoản vay ngắn hạn thì cuộc khủng hoảng có thể sẽ được giả quyết."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기