Đời sống Xã hội

Giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp đã thay đổi do Covid19…"Naver·Google và thời đại không tiếp xúc"

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)17:59 30-06-2020
Brandstock công bố bảng xếp hạng giá trị thương hiệu quý II/2020 Kakao Talk xếp thứ 2·Naver xếp thứ 3…Vị trí thứ nhất thuộc về? Giá trị thương hiệu của Các công ty du lịch·Các hãng hàng không·Cửa hàng mua sắm offline đều giảm

Top 10 giá trị thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc [Ảnh=Yonhap News]

Dịch coronavirus mới (Corona19) đã được coi là nhân tố khiến thay đổi giá trị thương hiệu của các công ty một cách nhanh chóng. Với việc thương hiệu của các công ty 'không tiếp xúc' (비대면-untact) tăng lên và thương hiệu của các ngành công nghiệp trực diện giảm xuống.

Nhìn vào chỉ số chứng khoán thương hiệu (BSTI) trong quý II/2020 được công bố bởi Brandstock, một công ty đánh giá giá trị thương hiệu vào ngày 30, trong bảng xếp hạng giá trị của các thương hiệu tại Hàn Quốc thì thứ hạng của các công ty 'không tiếp xúc' tiêu biểu như Naver và Google đã tăng vọt sau dịch bệnh.

[Ảnh=Yonhap News]

Các trang web tìm kiếm trực tuyến hàng đầu như Naver và Google, đã tăng vọt 3 bậc để xếp thứ 3 và thứ 10 trong bảng xếp hạng quý II thay vì hạng 5 và hạng 12 trong quý I.

Doanh số của Naver tăng 15% so với năm ngoái do nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng lên và sự mở rộng của việc hỗ trợ kỹ thuật 'không tiếp xúc' cho công nghệ đám mây trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục trực tuyến.

Google cũng lọt vào Top 10 nhờ vào sự gia tăng trong tần suất tìm kiếm cũng như số lượng người sử dụng nền tảng YouTube. Theo đó, công ty này đã ghi nhận tăng hơn 30% doanh số quảng cáo liên quan đến các nội dung về văn hóa không tiếp xúc.

Ngoài ra, giá trị thương hiệu của các trung tâm mua sắm trực tuyến cũng tăng vọt.

Cụ thể, G-Market lọt vào top 10 với vị trí thứ 9, cao hơn hai bậc so với quý I. 11st cũng tăng 2 bậc để xếp ở vị trí thứ 19. Thậm chí Coupang đã tăng tận 22 bậc so với quý I/20202 để leo lên vị trí 20.

[Ảnh=Yonhap News]

Xếp vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng lần này là Kakao Talk với chỉ số thương hiệu là 919,6 điểm, nhờ vào sự tăng trưởng doanh số mạnh mẽ trong bộ phận Talk Biz.

Và ở vị trí thứ nhất chính là Samsung Galaxy với chỉ số thương hiệu đạt 929,4 điểm.

Một quan chức của Brandstock dự đoán "Do hậu quả của Covid19, tâm lý của người tiêu dùng đối với thị trường điện thoại thông minh đã bị thu hẹp. Có thể thấy ngôi vị hàng đầu của thương hiệu Galaxy đang bị Kakao Talk và Naver đe dọa."

[Ảnh=Yonhap News]

Ngược lại, do ảnh hưởng tiêu cực bởi cuộc khủng hoảng Covid19 bảng xếp hạng của các thương hiệu mua sắm trực tiếp, các hãng hàng không và công ty du lịch đều ghi nhận sự giảm sút.

E-Mart đã tụt từ vị trí thứ 3 trong quý I/2020 xuống vị trí thứ 6 trong quý thứ II. Thứ hạng của Lotte Hi-Mart (thứ 17), Lotte Mart (thứ 29), Everland (thứ 30) và Hana Tour (thứ 35) cũng giảm mạnh so với trước đây.

Korean Air hiện đứng thứ 54, giảm 4 bậc so với quý trước còn Asiana Airlines giảm tận 17 bậc xuống vị trí thứ 72.

Khi dịch Covid19 và văn hóa 'ở nhà' (집콕) lan rộng thì giá trị thương hiệu của mỳ ăn liền Shin Ramyun và rượu soju Chamisul cũng được đà tăng lên.

Shin Ramyun đã tăng từ vị trí thứ 7 lên thứ 5 trong khi Chamisul tăng vọt từ vị trí thứ 45 lên thứ 16.

Các thương hiệu trong lĩnh vực thiết bị gia dụng như điều hòa Samsung Wind-free (thứ 13), LG Huissen (thứ 15), Samsung QLED TV (thứ 26), Body Friend (thứ 28) và Samsung Be Spoke (thứ 61) cũng ghi nhận những bước thăng hạng.

Thương hiệu chăm sóc cơ thể, Body Friend, là thương hiệu hưởng lợi lớn nhất trong sự truyền bá văn hóa 'ở nhà' ghi nhận doanh số cao kỷ lục là 65,6 tỷ KRW trong tháng 5/2020.

Do hậu quả của Covid19, giá trị thương hiệu của Bệnh viện Samsung Seoul (thứ 14) và Bệnh viện Severance (thứ 32) cũng tăng. Bệnh viện Seoul Asan cũng lần đầu tiên lọt vào top 100 với vị trí thứ 80.

'Top 100 Thương hiệu ở Hàn Quốc' do Brandstock công bố là một hệ thống chứng nhận định giá thương hiệu nhằm lựa chọn và công bố 100 thương hiệu hàng đầu có điểm số BSTI cao nhất tại Hàn Quốc.

BSTI tính toán trên thang điểm 1.000 bằng cách kết hợp chỉ số chứng khoán (70%) và chỉ số khảo sát người tiêu dùng thường xuyên (30%) được hình thành thông qua giao dịch chứng khoán mô phỏng trên Sàn giao dịch chứng khoán Brandstock cho 1.000 thương hiệu đại diện trong hơn 230 lĩnh vực.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기