Kinh tế Chính trị

Khoản vay của ngành dịch vụ·lưu trú tăng…Nền kinh tế Hàn Quốc lại một lần nữa lại bị thu hẹp

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:39 16-11-2020
Các khoản cho vay của dịch vụ lưu trú và ăn uống trong thời gian xử lý tiền gửi quý 2 tăng 22% Chỉ số sản xuất lại giảm…"Nhiều khoản vay hơn khiến nền kinh tế trở nên xấu đi"
Nền kinh tế của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhà hàng, vốn có chút khởi sắc đã bắt đầu thu hẹp trở lại khi số trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus mới (Covid19) tăng lên.

Vào tháng 3, khi dịch bệnh bùng phát trên diện rộng ngành dịch vụ·ăn uống đã gần như bị đóng băng. Sau đó, ngành này đã phục hồi nhẹ tuy nhiên lại tiếp tục ghi nhận những tín hiệu xấu liên tiếp từ tháng 8 đến tháng 9 khi dịch bệnh lần thứ 2 bùng phát.
 

[Ảnh=Yonhap News]

Theo Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) vào ngày 16, chỉ số sản xuất cho hoạt động kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng vào tháng 9 năm nay là 79,7 (2015 = 100).

Chỉ số sản xuất của ngành dịch vụ được tính toán dựa trên doanh số bán hàng. Xem xét mức sản xuất năm 2015 là 100, có nghĩa là sản lượng trong tháng 9 là một bước lùi so với năm 2015.

Chỉ số này vượt quá 100 trên cơ sở hàng tháng ngoại trừ tháng 2 (94,6) năm ngoái và duy trì ở mức tương tự cho đến tháng 1 năm nay (104,8), nhưng sau đó đã giảm mạnh xuống dưới 100 vào tháng 2 năm nay (81,3) khi dịch Covid19 lan rộng.

Thậm chí, chỉ số này đã giảm xuống còn 70,6 vào tháng 3, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2007 (70,0).

Sau đó, chỉ số phục hồi lên 99,8 vào tháng 7, nhưng giảm xuống 94,2 vào tháng 8, sau đó giảm trở lại vào tháng 9 (79,7) do sự làn sóng lây lan thứ 2 của dịch bệnh tại Hàn Quốc.

Trong khi đó, các khoản cho vay để kinh doanh dịch vụ lưu trú và nhà hàng thì ngày một nhiều hơn.

Tính đến quý II/2020, số dư cho vay kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng của các tổ chức xử lý tiền gửi là 71.150,8 tỷ won, tăng 21,5% so với một năm trước.

Đây là mức tăng lớn nhất trong lịch sử so với cùng kỳ năm ngoái kể từ năm 2008, khi BoK tổng hợp các số liệu thống kê liên quan. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất trong quý thứ 2 liên tiếp sau mức tăng trưởng dương của quý I/2020 (+14,1%).

Trong số đó, số dư cho vay kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng từ các tổ chức xử lý tiền gửi phi ngân hàng như ngân hàng tiết kiệm tương hỗ và liên hiệp tín dụng tăng 25,6% lên 23.502,8 tỷ won.

Tính đến quý II, tỷ trọng cho vay từ các tổ chức phi ngân hàng này trong các khoản cho vay kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng là 33%, duy trì mức của quý 1 (33,7%), tỷ trọng lớn nhất từ ​​trước đến nay.

Cho vay kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng tại các tổ chức xử lý tiền gửi phi ngân hàng từ quý IV/2016 (+32,9%) tăng lên mức 30% trong một năm, nhưng sau đó thu hẹp dần sau quý 4/2017 (+24,9%). Theo đó, con số này duy trì ở mức hơn 20% trong quý 3~4 năm ngoái, nhưng đã lại đã tăng trở lại trong năm nay khi dịch Covid19 lan rộng.

Với tình hình lây lan của dịch bệnh vẫn còn phức tạp, điều kiện kinh doanh của các cơ sở dịch vụ lưu trú, ăn uống có thể sẽ tiếp tục xấu đi.

Số lượng các ca nhiễm mới được xác nhận hàng ngày dường như đã dần ổn định xuống khoảng 100 ca kể từ giữa tháng 9, nhưng số lượng trường hợp được xác nhận mới mỗi ngày kể từ ngày 14/11 vừa qua đã 1 lần nữa vượt quá con số 200.

Việc gia tăng mức độ cho các biện pháp giãn cách xã hội tùy theo sự gia tăng của các ca bệnh mới chắc chắn sẽ khiến cho bức tranh phục hồi của các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ và nhà hàng càng trở nên u ám hơn.

Hwang Se-un, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Thị trường Vốn, cho biết, "Nếu sự lan rộng của Covid19 tiếp tục diễn biến xấu như hiện tại, các doanh nghiệp nhà nghỉ và nhà hàng sẽ dần đạt đến giới hạn chịu đựng. Sẽ có nhiều trường hợp phải đóng cửa vì không thể chi trả các khoản phí lãi vay."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기