THẾ GIỚI

Báo cáo 'Nguồn gốc Covid-19' của WHO nhận nhiều tranh cãi…"Thiếu minh bạch và khả năng tiếp cận"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)10:56 31-03-2021
Người phát ngôn Nhà Trắng: "Không có thêm nội dung mới khác với những điều đã biết từ 6~9 tháng trước" Các chỉ trích về việc điều tra chậm trễ, hạn chế truy cập dữ liệu liên tiếp được đưa ra Trung Quốc "Không chính trị hóa các vấn đề"
Sau cuộc điều tra thực địa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Vũ Hán, Trung Quốc, báo cáo mới đây về nguồn gốc của Covid-19 đã phải nhận không ít chỉ trích.
 

[Ảnh=Yonhap News]


Người ta chỉ ra rằng cuộc điều tra đã bị trì hoãn quá nhiều do sự bất hợp tác từ phía Trung Quốc, và tính minh bạch cũng như khả năng tiếp cận của dữ liệu và mẫu cần thiết để xác định nguồn gốc đã bị giảm đi đáng kể.

Theo hãng tin AP, phát ngôn viên Nhà Trắng Hoa Kỳ Jen Psaki hôm 30 (theo giờ địa phương) đã chỉ ra rằng chính quyền Biden dù vẫn đang trong quá trình xem xét báo cáo của WHO, nhưng đã nhận thấy sự thiếu khả năng tiếp cận và minh bạch đối với các dữ liệu và thông tin quan trọng.

Psaki cho biết trong một cuộc họp giao ban thường kỳ ngày hôm đó, nội dung của báo cáo không phù hợp với mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid19 đối với thế giới. "Nó không cho phép chúng tôi biết và hiểu nhiều hơn (về Covid19) so với những gì chúng tôi đã biết từ 6 đến 9 tháng trước. "

Nhóm chuyên gia của WHO sau khi thực hiện một nghiên cứu kéo dài 1 tháng (1~2/2021) tại Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid19 đầu tiên, cho biết rất có thể virus này đã được truyền sang người qua vật chủ trung gian la động vật. Một báo cáo nghiên cứu được công bố cùng ngày chứa thông tin rằng rất khó có khả năng virus bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng thúc giục nghiên cứu thêm, bao gồm thử nghiệm trên động vật, về nguồn gốc của Covid19 và con đường lây truyền của virus sang người trong một tuyên bố cung đưa ra với 13 quốc gia khác.

14 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản, đã đưa ra tuyên bố chung về báo cáo của nhóm điều tra của WHO vào cùng ngày, chỉ ra rằng: "Nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế về nguồn gốc của SARS-CoV-2 (virus Covid19) đã bị trì hoãn đáng kể. Chúng tôi có cùng mối quan tâm chung về việc các chuyên gia thiếu khả năng tiếp cận vào dữ liệu và mẫu ban đầu."

Trong một tuyên bố, Liên minh châu Âu cho rằng báo cáo là một "bước đầu tiên hữu ích", tuy nhiên cũng bày tỏ lo ngại với sự chậm trễ trong chuyến điều tra thực địa tại Trung Quốc của đoàn chuyên gia và khả năng tiếp cận tới các mẫu và dữ liệu vẫn còn bị hạn chế.

WHO đã tiến hành một cuộc điều tra thực địa ở Vũ Hán từ tháng 1 đến tháng 2 vừa qua, sau khoảng một năm sau khi đợt dịch đầu tiên lây lan ở Vũ Hán.

Đáp lại những chỉ trích nêu trên, Trung Quốc phản đối mạnh mẽ quan điểm cho rằng họ đã không hợp tác đúng mức với cuộc điều tra.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố đăng trên trang website chính thức rằng Trung Quốc hợp tác với WHO một cách công khai, minh bạch và có trách nhiệm. "Chính trị hóa vấn đề này sẽ cản trở sự hợp tác và phá hủy các nỗ lực kiểm dịch, dẫn đến thiệt hại lớn hơn".

Trưởng nhóm điều tra của WHO cũng cho biết không có áp lực nào từ Trung Quốc trong việc thay đổi báo cáo.

Tiến sĩ Peter Ben Embarek, chuyên gia về an toàn thực phẩm và bệnh tương đồng của WHO, cho biết tại cuộc họp báo rằng các thành viên trong nhóm phải đối mặt với áp lực chính trị đối với "tất cả các bên". "Chúng tôi không bị áp lực phải loại bỏ các yếu tố quan trọng khỏi báo cáo."

Ngoài ra, ông cũng chỉ ra vấn đề 'quyền riêng tư' ở Trung Quốc ngăn cản việc chia sẻ một số dữ liệu, nhưng nhấn mạnh rằng "những hạn chế như vậy cũng sẽ tồn tại ở nhiều quốc gia khác."
 

[Ảnh=Internet]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기