Đời sống Xã hội

Thanh niên U30 Hàn Quốc, "Chúng tôi là 'thế hệ Covid19'…Đen tối hơn cả thời kỳ IMF"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:25 08-04-2021
Khảo sát của Saramin với 2.171 thanh niên ở độ tuổi 20~30 'Công việc' là điều xếp #1 trong danh sách những thứ bị Covid19 cướp mất
Kết quả cuộc một cuộc khảo sát cho thấy 8/10 thanh niên ở độ tuổi 20 và 30 nghĩ mình là "thế hệ Covid19" (코로나19 세대).

 

Kết quả khảo sát của Saramin. [Ảnh=Saramin]


Theo nền tảng tìm kiếm việc làm Saramin, vào ngày 8, một cuộc khảo sát với 2.171 người trong độ tuổi 20~30 về việc liệu họ có nghĩ rằng họ thuộc "thế hệ Covid19" hay không thì có đến 8 trên 10 người được hỏi nói rằng họ có nghĩ mình là 'thế hệ Covid19' tương đương với tỷ lệ 79%.

Lý do xác định mình là thế hệ Covid19 có sự khác biệt đôi chút giữa những người tìm việc và nhân viên văn phòng. Những người tìm việc cho biết lý do đầu tiên khiến họ thấy bản thân mình thuộc "thế hệ Covid19" là 'vì họ không thể tìm được việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh' (55,8%), trong khi đối với nhân viên văn phòng, 'những thay đổi do Covid19 gây ra như kỹ thuật số hóa và các phương thức giao tiếp không trực tiếp' (40,7%) là lý do xếp hàng đầu.

Vấn đề lớn nhất của "thế hệ Covid19" là 'tìm việc làm' (49,1%) là điều đầu tiên mà các đối tượng tham gia khảo sát trả lời khi được hỏi về "Những điều bị đánh mất do ảnh hưởng của Covid19". Sau đó, là những điều như 'kế hoạch kiếm tiền khó thực hiện được do tình hình chung khó khăn' (37,2%), 'lập kế hoạch cá nhân tương lai' (36,8%), 'quan hệ con người' (33,9%), 'công việc (thất nghiệp)' (15,2%), 'tình yêu '(14,7%). Ngoài ra, 71,9% trong số họ đang bị thất nghiệp thực tế hoặc không có việc làm.

Thậm chí, hơn một nửa (58,1%) tổng số người được hỏi cho rằng những người thuộc "thế hệ Covid19" còn có tương lai 'đen tối' hơn thế hệ từng trải qua IMF và khủng hoảng tài chính. Điều đáng lo ngại nhất lúc này là 'lo lắng bị lây bệnh' (41,5%), theo sau là những băn khoăn về 'tương lai' (32,3%), 'chi phí sinh hoạt' (32%), và 'thất bại trong quá trình tìm kiếm việc làm' ( 30,6%).

Mặt khác, có 36% người trả lời rằng 'nợ của họ đã tăng lên'. Lý do gia tăng nợ là vì thu nhập giảm nhưng vẫn cần duy trì các khoản chi phí sinh hoạt cần thiết' (63,4%), 'duy trì các phương tiện sinh hoạt thông thường (tiền điện, nước, gas, v.v.)' (43,4%), 'phải trả các khoản nợ hiện có' (17,7%), và 'vì bị sa thải' (13,1%). Theo đó, khoản nợ tăng trung bình thêm 13 triệu won.

Trưởng bộ phận khảo sát của Saramin, Lim Min-wook cho biết, “Nếu số lượng người thuộc "thế hệ Covid19" phải trải qua những trải nghiệm như bị sa thải và bất an trong công cuộc tìm kiếm việc làm tăng lên, thì khả năng cao sự việc này sẽ nổi lên như một vấn đề xã hội lâu dài. Việc chuẩn bị các biện pháp an toàn xã hội ở cấp độ chính sách là cấp thiết và chính phủ nên tập trung nỗ lực vào việc hỗ trợ việc làm ổn định, đặc biệt là cho những người ở độ tuổi 20, những người đang cố gắng tìm kiếm những công việc đầu tiên trong sự nghiệp."

 

[Ảnh=Internet]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기