Kinh tế Chính trị

Những chiếc 'chân rết' của các công ty công nghệ lớn của Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:56 14-09-2021
Xuất hiện trong cuộc sống của mọi người từ lúc nằm nôi cho tới khi xuôi tay
Các công ty công nghệ nền tảng (platform) đang mở rộng hoạt động kinh doanh của họ với một tốc độ đáng sợ, dựa trên sự đặc biệt của thời kỳ không đối mặt do cuộc khủng hoảng coronavirus mới (COVID-19) mang lại.

 

[Ảnh=Naver/Kakao]


Theo một báo cáo định kỳ 6 tháng do Dịch vụ Giám sát Tài chính công bố vào ngày 13, Kakao có 117 chi nhánh trong nước tính đến nửa đầu năm nay. Nếu cộng thêm cả 41 chi nhánh ở nước ngoài, thì tổng số là 158.

Tính đến nửa đầu năm 2016, số lượng công ty con của Kakao đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng 5 năm so với tổng số 78 công ty thành viên (49 công ty trong nước và 29 chi nhánh ở nước ngoài) tính đến nửa đầu năm 2016.

Trong quá khứ, thuật ngữ 'chân bạch tuộc' là một ẩn dụ quan trọng cho việc mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực của các tập đoàn. Tuy nhiên với kế hoạch đầu tư vào đa ngành nghề, lĩnh vực như hiện nay của các tập đoàn thì khái niệm 'chân bạch tuộc' đã không còn miêu tả đúng bản chất, thay vào đó phải sử dụng khái niệm 'chân rết' mới có thể lột tả hết số lượng không nhỏ các công ty con của tập đoàn.

Năm 2001, số lượng chi nhánh trung bình của 30 tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc là 20,8, trong đó Tập đoàn Samsung có số lượng chi nhánh lớn nhất với 64 chi nhánh.

Trong số các chi nhánh của Kakao, có khoảng 10 chi nhánh chính với cụm từ 'Kakao' trong tên công ty chẳng hạn như Kakao Games, Kakao Mobility, Kakao Bank, Kakao Pay, Kakao Commerce, Kakao Entertainment và Kakao Enterprise.

Trong số các công ty này, chỉ có Kakao Games là được thành lập trước năm 2016, còn lại là các công ty mới thành lập trong vòng 5 năm trở lại đây. Có thể thấy ngay từ tên của công ty, hoạt động kinh doanh của Kakao liên quan đến mọi tầng lớp xã hội và đa dạng các thể loại dịch vụ từ tài chính, vận tải cho đến mua sắm, giải trí và CNTT.

Chiến lược mở rộng kinh doanh của Naver, một gã khổng lồ Internet lớn khác ở Hàn Quốc, cũng tương tự như Kakao.

Tính đến nửa đầu năm, Naver có tổng cộng 45 chi nhánh. So với 5 năm trước (58), con số này thậm chí còn giảm nhiều hơn, bởi vì công ty con Line của Nhật Bản và các chi nhánh của nó, được bao gồm vào thời điểm đó, đã bị loại trừ. Tuy nhiên số lượng chi nhánh không thay đổi đáng kể.

Tuy không thể hiện rõ ra bên ngoài nhưng Naver cũng tích cực không kém Kakao trong việc tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới.

Không giống như cách tiếp cận “tận dụng tất cả” của Kakao khi phát triển các doanh nghiệp mới, Naver tập trung vào sự phát triển của các doanh nghiệp mới trong ngành tài chính và nội dung. Naver thực hiện ảnh hưởng của mình bằng cách mua và trao đổi cổ phần của Mirae Asset Daewoo, Shinsegae và Bighit.

Sự thâm nhập của các gã khổng lồ Internet vào các ngành công nghiệp khác nhau đã gây ra lo ngại về cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền trong ngành, và chính phủ đã liên tiếp đưa ra các biện pháp kiểm soát. Cách đây không lâu, NAVER Finance và Kakao Pay ra mắt dịch vụ so sánh sản phẩm tài chính đã bị đình chỉ vì vi phạm luật tiêu dùng tài chính.

Những người trong ngành cho biết, để ngăn chặn ảnh hưởng kinh doanh của các nền tảng Internet lớn thâm nhập quá nhiều vào các lĩnh vực khác, gây ra sự thống trị và "bắt nạt" các cá nhân tự kinh doanh, chính phủ đang thảo luận về các quy định hoàn thiện hơn.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기