THẾ GIỚI

Các công ty tài chính, tín dụng rút vốn đầu tư ra khỏi dự án tiền điện tử Libra của Facebook

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)09:04 22-10-2019
Các công ty tín dụng, tài chính như Visa, MasterCard và PayPal hiện đang thi nhau rút ra khỏi Hiệp hội Libra, nơi quản lý đồng tiền điện tử 'Libra' của Facebook. Một số quốc gia lớn như Mỹ, Đức và Pháp dự kiến sẽ đưa ra những hạn chế trong thanh toán của đồng tiền này khiến cho các doanh nghiệp tín dụng trên thế giới đang dè trừng. Chính vì vậy, mục tiêu phát hành một hệ thống thanh toán tiền quốc tế của 'Libra' dự kiến sẽ rất khó khăn trong thời gian tới.

Theo thông tin ngành công nghiệp blockchain đưa vào ngày 20, Hiệp hội Libra đã tổ chức một cuộc họp khai mạc tại Geneva, Thụy sỹ với 21 đối tác, ít hơn bảy 7 doanh nghiệp so với lần đầu công bố.

Các thành viên sáng lập của Hiệp hội Libra bao gồm nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực khác nhau như Calibra (Facebook), Uber, Lift, Spotify, Farfetch, Iliad, Vodafone và các công ty phát triển blockchain như Neo, Bison Trail, Coinbase và Zapo Holdings, các công ty đầu tư vốn đầu mạo hiểm Andressen Horowitz, Ribit Capital, Tribe Capital, Union Square, Quỹ Kiva Micro... Hiện tại chỉ còn duy nhất một công ty trong lĩnh vực thanh toán tín dụng.

Hội đồng quản trị của Hiệp hội Libra gồm nhiều công ty đại diện cho nhiều lĩnh vực, bao gồm Calibra, Micro Fund, Payyou, Andersen Horoitz và Zapo Holdings. Các quyết định chính được đưa ra bởi đa số phiếu bầu, trong trường hợp thay đổi thành viên hay phải quyết định đến việc quản lý ngân sách Libra, thì cần phải có 2/3 phiếu bầu đồng ý.

Ngay trước khi bắt đầu, Hiệp hội Libra đã phải nhận cú giáng đầu tiên khi có thành viên xin rút khỏi nhóm. Đầu tiên là sự ra đi của công ty thanh toán trực tuyến PayPal của Mỹ, sau đó là những cái tên khác trong ngành thanh toán tín dụng như Visa, MasterCard, Stripe và Mega Fargo. Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại trực tuyến lớn như eBay và Booking.com cũng đưa ra quyết định rời nhóm.

Trong bối cảnh các công ty thanh toán đổ xô vốn đầu tư với hi vọng rằng Facebook sẽ là trụ cột của hệ sinh thái Libra, thì một số nước lớn bao gồm cả Hoa Kỳ thông báo họ sẽ đẩy mạnh quy chế hạn chế.

"Nếu Libra không đáp ứng các tiêu chuẩn chống rửa tiền của Cục tội phạm tài chính Kho bạc Hoa Kỳ, chúng tôi sẽ thự hiện các biện pháp trừng phạt". Mặt khác, "Sự việc các công ty tham gia đồng thời rút tiền gần đây bắt nguồn từ việc họ nhận ra Libra chưa đáp đáp ứng được mức tối thiểu theo yêu cầu của chỉnh phủ."

Thật vậy, Thượng nghị sĩ Brian Shatz và Thượng nghị sĩ Shepherd Brown Ohio đã gửi thư cho giám đốc điều hành của các công ty thanh toán, bao gồm Visa, MasterCard và Stripe, cảnh báo họ sẽ phải đối mặt với các quy định chặt chẽ hơn nếu tiếp tục tham gia Libra. Sau lời cảnh báo đó, ba công ty này quyết định rời khỏi Hiệp hội Libra.

Không chỉ Hoa Kỳ, mà cả các nước lớn ở châu Âu như Pháp và Đức cũng sẽ không cho phép hiệp hội Libra phát hành và sử dụng đồng tiền ảo Libra vì khả năng đồng tiền ảo này sẽ đe dọa giá trị của đồng euro và có thể dẫn đến việc rửa tiền bất hợp pháp.

Đồng tiền Libra của Facebook không chỉ nhận tin xấu này. Telegram, dịch vụ nhắn tin không tên lớn nhất thế giới, dự kiến cũng sẽ tiến hành phát hành tiền điện tử. Vào ngày 12 vừa rồi, Telegram tuyên bố trên kênh chính thức của mình rằng họ "sẽ tạm thời đình trỉ các dự án tiền điện tử để chuẩn bị các thông tin mới phù hợp với chính sách của chính phủ".

 

[Ảnh = Thời báo Aju DB]



Đầu năm nay, Telegram đã công bố kế hoạch thu hút 1,7 tỷ đô la đầu tư và quảng bá 'TON (Telegram Open Network)' để phát hành đồng tiền điện tử 'GRAM'.

Tuy nhiên, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã ban hành tạm thời tạm dừng dự án tiền điện tử vì Telegram đã vi phạm Điều 5 của Luật Chứng khoán và nghiêm cấm họ phát hành chứng khoán mà không báo cáo với cơ quan chính phủ.

SEC cho biết, "Biện pháp này nhằm ngăn chặn việc sử dụng tiền điện tử telegram bán trái phép tại Hoa Kỳ, Mặt khác đây cũng là cách để bảo vệ các nhà đầu tư khi đầu tư vào telegram."

Trong số nhiều công ty blockchain và tiền điện tử trong ngành công nghiệp blockchain, chỉ có Facebook và Telegram phải đối mặt với các quy định mạnh mẽ của chính phủ.

Theo dự đoán, nếu Facebook Messenger (bao gồm WhatsApp) và Telegram nhảy vào ngành tài chính và cho phát hành đồng tiền điện tử, động thái này có thể làm suy yếu đồng tiền chính trên thị trường và ảnh hưởng của các ngân hàng trung ương.

Trên thực tế, hai công ty đã phát hành tiền điện tử với mục tiêu cung cấp dịch vụ tài chính đáng tin cậy, giúp khách hàng trên thế giới gửi và nhận tiền với mức phí thấp.

Facebook có khoảng 2,4 tỷ người dùng hàng tháng trong khi đó WhatsApp có khoảng 1,6 tỷ người. Nếu người dùng của hai kênh này có thể trao đổi hoặc mua hàng hóa với tiền ảo Libra thì có thể sẽ gây ảnh hưởn lớn đến các nước như Mỹ và châu Âu, nơi có các loại tiền tệ quan trọng như đồng đô la và đồng euro.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기