Các công ty chứng khoán Hàn Quốc đang tìm kiếm một con đường mới tại Việt Nam. Nhờ những nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp nước ngoài của chính phủ, cùng với mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên của nền kinh tế và các công ty trong nước, thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần trở thành 'miền đất hứa' tạo nhiều cơ hội đầu tư cho các công ty chứng khoán nước ngoài và đặc biệt là Hàn Quốc.
◆ Chứng khoán Hàn Quốc tích cực đầu tư vào thị trường Việt Nam
Theo thống kê của hiệp hội đầu tư tín dụng Hàn Quốc, tính đến tháng 3 năm 2019, 16 công ty thuộc tài chính tín dụng Hàn Quốc đã xây dựng 18 chi nhánh văn phòng và pháp nhân tại Việt Nam, tăng 38% so với hai năm trước (2017).
Mirae Asset Daewoo gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 12 năm 2007. Tập đoàn này tạo chỗ đứng vững chắc trong ngành tín dụng Việt Nam với nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty vận hành tài chính.
Quy mô số vốn đầu tư của công ty này đã vượt ngưỡng 5,455 nghìn tỷ đồng (khoảng 280 tỷ won). Đây là tập đoàn chứng khoán lớn thứ hai tại Việt Nam về vốn chủ sở hữu. Mirae Asset Daewoo với 259 nhân viên tại địa phương, hiện đang có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với 8 chi nhánh khác tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Đầu năm nay, Công ty này đã tham gia thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam và cung cấp các dịch vụ chứng khoán khác. Một quan chức của công ty này cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành thủ tục mở thêm chi nhánh tại Trung tâm Ngân hàng Đầu tư Hà Nội (IB) và tại thành phố Hải Phòng."
Năm 2010, Korea Investment & Securities đổi tên thành Kiss Vietnam sau khi mua lại Công ty chứng khoán EPS, công ty chứng khoán lớn thứ 70 tại Việt Nam. Năm ngoái, công ty này đứng thứ 10 tại thị trường chứng khoán Việt nam về quy mô vốn chủ sở hữu.
Công ty này có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng một chi nhánh tại Hà Nội và 6 Văn phòng khác tại Hồ Chí Minh. Năm ngoái, nhờ việc mở rộng số vốn huy động lên 38 tỷ won ( khoảng 2 lần so với số vốn hạn định cũ), Kiss Vietnam đã thành công trong việc mở rộng thị trường kinh doanh.
Ngoài ra, Công ty chứng khoán IB cũng đang hoạt động sôi nổi tại thị trường Việt Nam thông qua các hình thức IPO và M&A. Vào tháng 7 năm ngoái, công ty này đã rất thành công khi nhận được giấy phép phát hành chứng khoán phái sinh lần đầu tiên tại Việt nam từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Công ty KB Securities đã mua cổ phần công ty chứng khoán Maritime và thành lập lên công ty mới với tên gọi KBSV (KB Securities Vietnam), đánh dấu bước ngoặt xâm nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam vào 11 năm 2017. Vào tháng 1 năm nay, công ty này cũng đã hoàn thành việc mở chi nhánh tại TP HCM.Hiện tại, công ty này nỗ lực mở rộng kinh doanh thông qua việc xây dựng 4 chi nhánh trên toàn quốc, gồm 2 chi nhánh tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại TP HCM. Tính đến cuối tháng 3, KB Securities đã tăng vốn lên khoảng 94,7 tỷ won vươn lên vị trí top 10 các công ty hàng đầu trong ngành chứng khoán Việt Nam.
Công ty NH Investment & Securities đã ra mắt một công ty với tên gọi NHSV vào tháng 2 năm ngoái tại Việt Nam. Vì vẫn trong giai đoạn đầu phát triển, thay vì lợi nhuận, phương trâm của công ty này hướng tới việc mở rộng kinh doanh thông qua việc tái cấu trúc tổ chức và hệ thống bán hàng để thu hút khách hàng mới.
Tuy nhiên, một thành tựu đáng chú ý của công ty này là lợi nhuận hoạt động quỹ 2 đã có lãi. Một quan chức của công ty giải thích, "Số vốn và các khách hàng mới tham gia đầu tư tại công ty chúng tôi đang có hướng tăng ổn định".
Công ty Hanwha Investment & Securities đã mua 90% cổ phần của HFT Securities để thành lập một công ty chứng khoán trực tuyến tại Việt Nam vào tháng 4 năm nay. Công ty Chứng khoán Samsung cũng đang liên kết với Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh để tung ra thị trường các dịch vụ chứng khoán mới. Còn đối với trường hợp của công ty chứng khoán Yuanta Securities, cổ đông lớn nhất của Đài Loan cũng đã thành lập công ty cổ phần Việt Nam Yuanta Security Vietnam từ năm 2007.
Trong tháng tới, dự kiến sẽ có 20 nhà quản lí đại diện cho các công ty chứng khoán Hàn Quốc, đứng đầu là Hiệp hội đầu tư tài chính Hàn Quốc sẽ đến Hà Nội và Hải Phòng để gặp chính phủ Việt Nam và các đối tác đầu tư tư nhân nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Một quan chức của Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc cho biết: "Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận để tiến hành kí kết MOU với Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (SCC). Thông qua biên bản kí kết này, hi vọng việc hợp tác kinh doanh đầu tư tài chính của hai nước sẽ thúc đẩy thị trường tài chính và nền kinh tế của hai nước".
◆Tiềm năng tăng trưởng 6 tháng cuối năm tại Việt Nam dự kiến đạt 20%
Chứng khoán Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định. Tính đến ngày 3 năm nay, chỉ số chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh đã tăng gần 11% từ 892,54 đạt giá trị 989,67. Dự kiến nền chứng khoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Theo dự đoán, giá trị giới hạn phía trên chỉ số chứng khoán của các công ty trong nước trong 6 tháng cuối năm đạt giá trị 1200, tăng 20 % so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó giới hạn dưới của các chỉ số này cũng sẽ vượt ngưỡng giá trị 900.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam được nhận định là quốc gia được hưởng lợi từ những tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Trong khi thương mại xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm -8,2% từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay thì xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ lại tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Mặt khác, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, với địa lí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam được coi là thị trường xuất khẩu thay thế cho Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.
Mức tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố thu hút các nhà đầu tư. Kể từ năm 2014, Việt Nam liên tục đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ngạc nhiên với 6-7%. Trong nửa đầu năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ghi nhận đạt 6,76%, dự kiến sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng của chính phủ đề ra là 6,8%.
Trong tương lai, nếu phương pháp tính GDP dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng, nhờ việc mở rộng của giới doanh nghiệp tư nhân, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam dự kiến có thể đạt giá trị cao hơn nữa. Con số này dự kiến sẽ vượt quá 7,08%, mức tăng trưởng trong năm ngoái.
Ngàng công nghiệp sản xuất của Việt Nam cũng đang đóng góp vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất và chế biến ghi nhận 11,37%, dẫn đầu trong mức tăng trưởng toàn quốc. Ngành xây dựng và bán lẻ tăng trưởng đạt lần lượt 9,36% và 8,31%. Đặc biệt, tỷ trọng xuất khẩu hàng sang Mỹ trong quý 2 tăng 20%, dẫn đầu là các mặt hàng tiêu dùng (dệt may, điện thoại di động, đồ gia dụng).
Điều đáng chú ý là Việt Nam đã tham gia xu hướng toàn cầu trong việc cắt giảm lãi suất. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Việt Nam (SBV) đã cắt giảm tỷ lệ lãi chuẩn từ 4,25% xuống 4,0%. Việc cắt giảm lãi suất chuẩn lần này là lần đầu tiên kể từ năm 2017. Đây được coi là một chính sách đột phá nằm ngoài dự đoán của chính phủ Việt Nam, dự kiến sẽ khiến thị trường tài chính đóng băng trong năm nay.
Tuy nhiên dù có rất nhiều ưu điểm trong quá trình đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về những rủi ro có thể gặp phải. Lee Chang-min, một nhà nghiên cứu của công ty chứng khoán KB Investment & Securities cho biết, "Mặc dù nền kinh tế toàn cầu ngày càng trì trệ, mức độ tăng trưởng của các công ty Việt Nam vẫn đạt được những thành quả không ngờ tới. Dù vậy, các công ty khi tiến hành đầu tư cũng cần căn nhắc kỹ lưỡng về 3 yếu tố rủi ro trong đầu tư".
Ông này cũng nhấn mạnh thêm, "Trong bối cảnh lãi suất xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt giá trị ngày càng cao, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam cũng cần lường trước khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra các lệnh trừng phạt. cũng như việc Trung Quốc thực hiện các chính sách xuất khẩu đường vòng sang thị trường Việt Nam sau đó xuất cho Mỹ nhằm tránh các rủi ro về thuế".
◆ Chứng khoán Hàn Quốc tích cực đầu tư vào thị trường Việt Nam
Theo thống kê của hiệp hội đầu tư tín dụng Hàn Quốc, tính đến tháng 3 năm 2019, 16 công ty thuộc tài chính tín dụng Hàn Quốc đã xây dựng 18 chi nhánh văn phòng và pháp nhân tại Việt Nam, tăng 38% so với hai năm trước (2017).
Mirae Asset Daewoo gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 12 năm 2007. Tập đoàn này tạo chỗ đứng vững chắc trong ngành tín dụng Việt Nam với nhiều công ty trong nhiều lĩnh vực như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty vận hành tài chính.
Quy mô số vốn đầu tư của công ty này đã vượt ngưỡng 5,455 nghìn tỷ đồng (khoảng 280 tỷ won). Đây là tập đoàn chứng khoán lớn thứ hai tại Việt Nam về vốn chủ sở hữu. Mirae Asset Daewoo với 259 nhân viên tại địa phương, hiện đang có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng với 8 chi nhánh khác tại Hà Nội và Đà Nẵng.
Đầu năm nay, Công ty này đã tham gia thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam và cung cấp các dịch vụ chứng khoán khác. Một quan chức của công ty này cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành thủ tục mở thêm chi nhánh tại Trung tâm Ngân hàng Đầu tư Hà Nội (IB) và tại thành phố Hải Phòng."
Năm 2010, Korea Investment & Securities đổi tên thành Kiss Vietnam sau khi mua lại Công ty chứng khoán EPS, công ty chứng khoán lớn thứ 70 tại Việt Nam. Năm ngoái, công ty này đứng thứ 10 tại thị trường chứng khoán Việt nam về quy mô vốn chủ sở hữu.
Công ty này có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh cùng một chi nhánh tại Hà Nội và 6 Văn phòng khác tại Hồ Chí Minh. Năm ngoái, nhờ việc mở rộng số vốn huy động lên 38 tỷ won ( khoảng 2 lần so với số vốn hạn định cũ), Kiss Vietnam đã thành công trong việc mở rộng thị trường kinh doanh.
Ngoài ra, Công ty chứng khoán IB cũng đang hoạt động sôi nổi tại thị trường Việt Nam thông qua các hình thức IPO và M&A. Vào tháng 7 năm ngoái, công ty này đã rất thành công khi nhận được giấy phép phát hành chứng khoán phái sinh lần đầu tiên tại Việt nam từ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Công ty KB Securities đã mua cổ phần công ty chứng khoán Maritime và thành lập lên công ty mới với tên gọi KBSV (KB Securities Vietnam), đánh dấu bước ngoặt xâm nhập vào thị trường chứng khoán Việt Nam vào 11 năm 2017. Vào tháng 1 năm nay, công ty này cũng đã hoàn thành việc mở chi nhánh tại TP HCM.Hiện tại, công ty này nỗ lực mở rộng kinh doanh thông qua việc xây dựng 4 chi nhánh trên toàn quốc, gồm 2 chi nhánh tại Hà Nội và 2 chi nhánh tại TP HCM. Tính đến cuối tháng 3, KB Securities đã tăng vốn lên khoảng 94,7 tỷ won vươn lên vị trí top 10 các công ty hàng đầu trong ngành chứng khoán Việt Nam.
Công ty NH Investment & Securities đã ra mắt một công ty với tên gọi NHSV vào tháng 2 năm ngoái tại Việt Nam. Vì vẫn trong giai đoạn đầu phát triển, thay vì lợi nhuận, phương trâm của công ty này hướng tới việc mở rộng kinh doanh thông qua việc tái cấu trúc tổ chức và hệ thống bán hàng để thu hút khách hàng mới.
Tuy nhiên, một thành tựu đáng chú ý của công ty này là lợi nhuận hoạt động quỹ 2 đã có lãi. Một quan chức của công ty giải thích, "Số vốn và các khách hàng mới tham gia đầu tư tại công ty chúng tôi đang có hướng tăng ổn định".
Công ty Hanwha Investment & Securities đã mua 90% cổ phần của HFT Securities để thành lập một công ty chứng khoán trực tuyến tại Việt Nam vào tháng 4 năm nay. Công ty Chứng khoán Samsung cũng đang liên kết với Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh để tung ra thị trường các dịch vụ chứng khoán mới. Còn đối với trường hợp của công ty chứng khoán Yuanta Securities, cổ đông lớn nhất của Đài Loan cũng đã thành lập công ty cổ phần Việt Nam Yuanta Security Vietnam từ năm 2007.
Trong tháng tới, dự kiến sẽ có 20 nhà quản lí đại diện cho các công ty chứng khoán Hàn Quốc, đứng đầu là Hiệp hội đầu tư tài chính Hàn Quốc sẽ đến Hà Nội và Hải Phòng để gặp chính phủ Việt Nam và các đối tác đầu tư tư nhân nhằm tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Một quan chức của Hiệp hội Đầu tư Tài chính Hàn Quốc cho biết: "Chúng tôi đang trong quá trình thảo luận để tiến hành kí kết MOU với Ủy ban Chứng khoán Việt Nam (SCC). Thông qua biên bản kí kết này, hi vọng việc hợp tác kinh doanh đầu tư tài chính của hai nước sẽ thúc đẩy thị trường tài chính và nền kinh tế của hai nước".
◆Tiềm năng tăng trưởng 6 tháng cuối năm tại Việt Nam dự kiến đạt 20%
Chứng khoán Việt Nam đang trên đà tăng trưởng ổn định. Tính đến ngày 3 năm nay, chỉ số chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh đã tăng gần 11% từ 892,54 đạt giá trị 989,67. Dự kiến nền chứng khoán sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Theo dự đoán, giá trị giới hạn phía trên chỉ số chứng khoán của các công ty trong nước trong 6 tháng cuối năm đạt giá trị 1200, tăng 20 % so với cùng kì năm ngoái. Trong khi đó giới hạn dưới của các chỉ số này cũng sẽ vượt ngưỡng giá trị 900.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam được nhận định là quốc gia được hưởng lợi từ những tranh chấp thương mại Mỹ-Trung. Trong khi thương mại xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm -8,2% từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay thì xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ lại tăng 27,5% so với cùng kỳ.
Mặt khác, tranh chấp thương mại Mỹ-Trung ngày càng leo thang, với địa lí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam được coi là thị trường xuất khẩu thay thế cho Trung Quốc đối với Hoa Kỳ.
Mức tăng trưởng kinh tế cũng là yếu tố thu hút các nhà đầu tư. Kể từ năm 2014, Việt Nam liên tục đạt được mức tăng trưởng kinh tế đáng ngạc nhiên với 6-7%. Trong nửa đầu năm nay, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam ghi nhận đạt 6,76%, dự kiến sẽ vượt mục tiêu tăng trưởng của chính phủ đề ra là 6,8%.
Trong tương lai, nếu phương pháp tính GDP dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng, nhờ việc mở rộng của giới doanh nghiệp tư nhân, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam dự kiến có thể đạt giá trị cao hơn nữa. Con số này dự kiến sẽ vượt quá 7,08%, mức tăng trưởng trong năm ngoái.
Ngàng công nghiệp sản xuất của Việt Nam cũng đang đóng góp vai trò tích cực trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp sản xuất và chế biến ghi nhận 11,37%, dẫn đầu trong mức tăng trưởng toàn quốc. Ngành xây dựng và bán lẻ tăng trưởng đạt lần lượt 9,36% và 8,31%. Đặc biệt, tỷ trọng xuất khẩu hàng sang Mỹ trong quý 2 tăng 20%, dẫn đầu là các mặt hàng tiêu dùng (dệt may, điện thoại di động, đồ gia dụng).
Điều đáng chú ý là Việt Nam đã tham gia xu hướng toàn cầu trong việc cắt giảm lãi suất. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Việt Nam (SBV) đã cắt giảm tỷ lệ lãi chuẩn từ 4,25% xuống 4,0%. Việc cắt giảm lãi suất chuẩn lần này là lần đầu tiên kể từ năm 2017. Đây được coi là một chính sách đột phá nằm ngoài dự đoán của chính phủ Việt Nam, dự kiến sẽ khiến thị trường tài chính đóng băng trong năm nay.
Tuy nhiên dù có rất nhiều ưu điểm trong quá trình đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng về những rủi ro có thể gặp phải. Lee Chang-min, một nhà nghiên cứu của công ty chứng khoán KB Investment & Securities cho biết, "Mặc dù nền kinh tế toàn cầu ngày càng trì trệ, mức độ tăng trưởng của các công ty Việt Nam vẫn đạt được những thành quả không ngờ tới. Dù vậy, các công ty khi tiến hành đầu tư cũng cần căn nhắc kỹ lưỡng về 3 yếu tố rủi ro trong đầu tư".
Ông này cũng nhấn mạnh thêm, "Trong bối cảnh lãi suất xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt giá trị ngày càng cao, các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam cũng cần lường trước khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đưa ra các lệnh trừng phạt. cũng như việc Trung Quốc thực hiện các chính sách xuất khẩu đường vòng sang thị trường Việt Nam sau đó xuất cho Mỹ nhằm tránh các rủi ro về thuế".