Kinh tế Chính trị

KIEP dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới vào năm tới đạt 3,2%, phục hồi chủ yếu nhờ các nước phát triển

응웬티탐 (Choiketu93@ajunews.com)17:44 11-11-2019
Viện Chính sách kinh tế đối ngoại (KIEP) dự đoán rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi chậm trong năm tới. Suy thoái kinh tế sẽ tiếp tục ở các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu, nhưng sự tăng trưởng của các nền kinh tế mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ phục hồi.

 

Dự đoán tăng trưởng của một số quốc gia vào năm 2020 do KIEP dự đoán ( Thứ tự theo: Thế giới, Mỹ, Châu Âu, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc và 5 quốc gia Asean)[Ảnh = Viện Chính sách kinh tế đối ngoại (KIEP) cung cấp]


KIEP công bố vào ngày 11 tháng 11 rằng tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ là 3,2% trong năm tới. Con số này cao hơn 0,3 % so với dự báo tăng trưởng 2019 trước đó (2,9%).

KIEP kỳ vọng các nền kinh tế mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, sẽ tăng trưởng nhanh hơn năm nay.

Theo KIEP, năm quốc gia ASEAN được dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 4,9% giống như dự báo năm 2019 trước đó do tiêu dùng tư nhân tăng mạnh nhờ việc nới lỏng chính sách tiền tệ. Việt Nam (6,6%), Philippines (6,0%) và Indonesia (5,0%) là các quốc gia có mực tăng trưởng từ 5% đến 6%, trong khi Malaysia và Thái Lan dự kiến sẽ có mức tăng trưởng lần lượt 4,5% và 3,1%.

Ấn Độ dự kiến sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 6,2%, cao hơn 0,5% so với năm 2019 do các chính sách kích thích kinh tế được công bố gần đây. Ấn Độ đã đưa ra các biện pháp kích thích như cải cách thuế, hỗ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, thanh khoản trong lĩnh vực tài chính và lới lỏng đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Mặt khác, Mỹ dự kiến sẽ tăng 2,0%, thấp hơn 0,3 điểm phần trăm so với năm nay, do những bất ổn trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và giảm tác động kích thích tài chính và tiền tệ.

Tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc dự kiến là 6,0% do tranh chấp thương mại, tăng trưởng chậm lại do sự việc vận hành vốn của các công ty Trung Quốc không thuận lợi và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông kéo dài.

Khu vực châu Âu và Vương quốc Anh dự kiến sẽ tăng lần lượt 1,1% và 1,0%, do sự suy thoái kinh tế kéo dài ở Đức cùng những bất ổn ở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và những lo ngại về Brexit. Tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản dự kiến sẽ thấp hơn 0,4% do thuế suất tiêu thụ cao hơn và làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ahn Sung-bae, Giám đốc Sở Tài chính Kinh tế vĩ mô quốc tế, cho biết, "Để đối phó với suy thoái kinh tế, các nước đang thúc đẩy kích thích kinh tế thông qua việc nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa mở rộng. Tuy nhiên do những bất đồng về trong và ngoài đối ngoại, việc có nên tiếp tục các chính sách này hay không vẫn đang là câu hỏi."

KIEP dự đoán rằng trong năm tới, thương mại thế giới sẽ tăng 2-3% so với năm trước.

KEIP cho biết, tăng trưởng thương mại quốc tế tại các nước đang phát triển sẽ tiếp tục tăng trưởng. Hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển và các nước đang phát triển cũng sẽ phục hồi từ mức tăng trưởng trung bình. Nếu rủi ro thương mại tăng lên, có khả năng thương mại sẽ thu hẹp lại nhiều như năm nay.

Năm tới, thị trường tỷ giá sẽ vẫn mạnh do sức mạnh tương đối của nền kinh tế Mỹ, nhưng không chắc chắn. Tỷ giá hối đoái đồng đô la bị hạn chế do các cuộc đàm phán Mỹ-Trung, và có nhiều yếu tố làm tăng biến động, bao gồm các quy định xuất khẩu của Nhật Bản và rủi ro địa chính trị. Các ngân hàng đầu tư lớn cho biết tỷ giá hối đoái đồng đô la so với đồng won sẽ là 1205 won trên 1 đồng đô la trong quý 4 năm 2019, giảm xuống 1195 và 1203 trong trong quý 1 và quý 2 năm 2020.

Lợi suất trái phiếu chính phủ lớn dự kiến ​​sẽ bị hạn chế trong khi biến động tăng. Lợi suất trái phiếu kho bạc của Hàn Quốc cũng đồng bộ với lãi suất của trái phiếu chính phủ lớn, và sự tăng giảm biến động dự kiến ​​sẽ bị hạn chế.

Năm tới, giá dầu quốc tế dự kiến ​​sẽ giảm từ năm 2019 (55,7 đô la) xuống còn 50,7 đô la Mỹ trên 1 thùng (WTI) do tình trạng dư cung do nhu cầu dầu toàn cầu chậm lại.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기