Kinh tế Chính trị

Xuất khẩu của Hàn Quốc tháng 5 ↓23.7%

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)14:10 01-06-2020
Cán cân thương mại ghi nhận thặng dư sau tháng 4 thâm hụt Xuất khẩu ô tô·linh kiện phụ tùng ô tô·xăng dầu giảm mạnh Chất bán dẫn·Sức khỏe sinh học tăng trưởng tốt

[Ảnh=Yonhap News]

Xuất khẩu của Hàn Quốc đã liên tiếp ghi nhận mức giảm ở mức 2 chữ số trong tháng thứ hai liên tiếp do ảnh hưởng của dịch coronavirus mới (Covid19).

Trong bối cảnh giá dầu giảm kéo theo tỷ lệ nhập khẩu giảm đáng kể đã giúp cho cán cân thương mại trở về trạng thái thặng dư sau khi ghi nhận thâm hụt vào tháng 4 vừa qua.

Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng đã công bố vào ngày 1 tháng 5 rằng xuất khẩu trong tháng 5/2020 đạt 34,86 tỷ USD, giảm 23,7% so với tháng 5/2019.

Mặc dù xuất khẩu tháng 5 chỉ sụt nhẹ so với mức 25,1% trong tháng 4 tuy nhiên con số này vẫn cho thấy xuất khẩu đã tiếp tục giảm trong tháng thứ hai liên tiếp ở mức 20%.

Xuất khẩu trung bình hàng ngày đối chiếu với số ngày làm việc, đã giảm 18,4%. Số ngày làm việc đã giảm 1,5 ngày so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhập khẩu giảm 21,1% xuống còn 34,42 tỷ USD.

So với mức sụt giảm 15.8% trong tháng 4, nhập khẩu tháng 5 ghi nhận mức sụt giảm không nhỏ. Giá dầu thế giới đi xuống dẫn đến nhập khẩu nói chung trong tháng 5 đều giảm. Cụ thể, nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến năng lượng như dầu thô (-68,4%), than (-36,1%) và khí đốt (-9,1%) đều ghi nhận mức giảm đáng kể. Mặt khác, nhập khẩu liên quan đến chất bán dẫn như thiết bị sản xuất chất bán dẫn (167,8%) lại tăng.

Với lượng nhập khẩu ít hơn xuất khẩu, cán cân thương mại đã chuyển sang thặng dư sau 1 tháng thâm hụt.

Cán cân thương mại đã thâm hụt lần đầu tiên (1,39 tỷ USD) vào tháng 4 vừa qua sau 99 và quay trở lại mức thặng dư 440 triệu USD trong tháng 5.

Bộ Công nghiệp cho biết, "Tổng thể nhập khẩu giảm nhưng ngược lại nhập khẩu hàng hóa bao gồm thiết bị sản xuất chất bán dẫn lại tăng 9,1%. Điều này chứng tỏ rằng các doanh nghiệp của nước ta vẫn đang tiếp tục hoạt động sản xuất bình thường."

Nếu xét theo mặt hàng xuất khẩu, xuất khẩu ô tô, một mặt hàng xuất khẩu giá cao nhạy cảm với nền kinh tế, đã giảm 54,1%. Phụ tùng ô tô (-66,7%) và dệt may (-43,5%) cũng giảm mạnh, ảnh hưởng đáng kể đến sụt giảm xuất khẩu chung. Xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ (-69,9%) cũng giảm đáng kể trong bối cảnh giá dầu thế giới tụt dốc.

Trái lại, chất bán dẫn, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc lại ghi nhận tăng trưởng tích cực. Chất bán dẫn đã biến tổng xuất khẩu (7,1%) và xuất khẩu trung bình hàng ngày (14,5%) thành tăng trưởng dương trong 18 tháng, bất chấp dự báo không mấy sáng sủa của thị trường toàn cầu.

Xuất khẩu các sản phẩm liên quan đến sức khỏe sinh học như bộ dụng cụ chẩn đoán cũng tăng 59,4% và xuất khẩu máy tính tăng 82,7% do việc đẩy mạnh nền kinh tế không tiếp xúc. Xuất khẩu liên quan đến "kinh tế gia đình" như thực phẩm chế biến (26,6%) và máy hút bụi (33,7%) cũng tăng rất mạnh.

Nếu xét theo khu vực, xuất khẩu sang Trung Quốc ghi nhận mức giảm một chữ số (-2,8%). Trong khi đó, các khu vực như Hoa Kỳ (-29,3%), EU (-25,0%) và ASEAN (-30,2%) vẫn cho thấy mức sụt giảm đáng kể.

Bộ trưởng Bộ Thương mại Công nghiệp và Năng lượng Seong Yun-Mo cho biết "Sự chậm lại gần đây trong xuất khẩu không phải là một vấn đề cơ cấu như làm suy yếu khả năng cạnh tranh của Hàn Quốc. Sau Trung Quốc, xuất khẩu sang các quốc gia khác như Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) cũng dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức bình thường khi tình hình dịch Covid19 ổn định hơn."

Bộ trưởng Sung nói thêm "Để chuẩn bị cho việc này, chúng tôi có kế hoạch xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu (GVC) với độ tin cậy và khả năng phục hồi cao bằng cách tích cực thúc đẩy các ngành công nghiệp tăng trưởng mới như kinh doanh không tiếp xúc, kinh tế gia đình và phòng dịch kiểu Hàn Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để thúc đẩy phát triển và thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기