Sau tất cả, dòng người lại đổ về Seoul
Dân số của khu vực đô thị đang gia tăng. Điều này có nghĩa là dân số di chuyển từ các tỉnh đến khu vực đô thị nhiều hơn số dân rời khỏi khu vực đô thị.
Năm nay, lần đầu tiên dân số ở khu vực đô thị dự kiến sẽ vượt qua dân số ở khu vực phi đô thị. Người ta dự đoán rằng nếu các địa phương không được trang bị các công việc chất lượng cao và điều kiện văn hóa để cải thiện chất lượng cuộc sống, hiện tượng khu vực đô thị sẽ gia tăng.
◆ Dòng người đổ về khu vực đô thị trong năm ngoái đạt 83.000 người
Văn phòng thống kê quốc gia vào ngày 29 đã công bố 'Báo cáo về Dịch chuyển người dân ở khu vực thủ đô Seoul trong 20 năm gần đây và dự báo dân số trong tương lai' dòng chảy ròng đổ về khu vực đô thị trong năm 2019 đã đạt 83.000 người. Điều này có nghĩa là số người di chuyển vào khu vực đô thị (476.000) nhiều hơn số người di chuyển ra khỏi vùng đô thị (393.000).
Lần đầu tiên vào năm 2011 (-8000 người), dân số di chuyển đi ra khỏi vùng đô thị đã vượt quá dân số đổ về khu vực này. Sau khi liên tiếp giảm, dân số của khu vực đô thị đã tăng lên trong 3 năm liên tiếp từ năm 2017 cho đến năm 2019. Trong khu vực đô thị, dòng chảy ròng vào Seoul là lớn nhất, ghi nhận 46.000 người vào năm ngoái. Xếp sau là Gyeonggi với 35.000 và Incheon là 2.000. Nếu xét đến sự chuyển dịch trong khu vực đô thị thì có rất nhiều người chuyển từ Seoul ra vùng Gyeonggi-do, ghi nhận 96.000 người vào năm ngoái.
Trong 20 năm qua, thanh thiếu niên có độ tuổi từ 10~20 tiếp tục là nhóm đối tượng chính di chuyển vào khu vực đô thị với 9.000 người ở độ tuổi 10~19 và 76.000 người ở độ tuổi 20~29. Mặt khác, kể từ năm 2008 tại Hàn Quốc những người ở độ tuổi 40 có xu hướng chuyển ra khỏi khu vực đô thị. Số liệu từ năm 2019 cho thấy, số người từ 40~49 tuổi chuyển ra khỏi khu vực thành thị so với số người cùng độ tuổi chuyển đến khu vực thành thị nhiều hơn 12.000 người.
Trong suốt 20 năm qua, dân số của 5 thành phố ở Busan, Gyeongnam, Daegu, Gyeongbuk và Gwangju đã liên tục đổ về khu vực đô thị. Con số này tiếp tục duy trì cho đến năm 2015 sau đó ghi nhận 1 đợt giảm và gần đây thì lại quay lại xu hướng tăng.
Năm 2019, Busan (14.000 người) là nơi có nhiều người đổ về khu vực đô thị nhất. Xếp sau là Gyeongnam (13.000) và Daegu (12.000). Ngược lại, Sejong là địa điểm đón nhận một số lượng lớn người di chuyển từ khu vực đô thị chuyển tới kể từ năm 2012. Vào năm 2015, ghi nhận 15.000 người chuyển từ khu vực đô thị về Sejong tuy nhiên con số này đã thu hẹp lại nhiều khi vào năm ngoái chỉ còn có 4.000 người.
◆ Dự kiến dân số khu vực đô thị trong năm 2020 là gần 26 triệu người…Dân số tại địa phương giảm liên tiếp từ năm 2018
Văn phòng thống kê quốc gia dự đoán rằng dân số của khu vực đô thị năm nay sẽ đạt 25,96 triệu người, lần đầu tiên vượt qua dân số ở khu vực phi đô thị (25,82 triệu người), dựa trên 'Bản ước tính dân số đặc biệt cho năm 2017' được công bố vào năm ngoái. Nhìn chung, dân số đang suy giảm, nhưng thời kỳ đạt đỉnh của khu vực đô thị lại đến chậm hơn so với khu vực địa phương. Theo Văn phòng thống kê, dân số của khu vực đô thị phải đến năm 2032 (26,5 triệu) mới có thể ghi nhận mức giảm, trong khi đó dân số phi đô thị đã giảm kể từ năm 2018 (25,93 triệu).
Các chuyên gia dự đoán rằng sự tập trung dân số ở khu vực đô thị sẽ vẫn còn tiếp diễn bởi vì những người trẻ tuổi không có lý do nào để ở lại địa phương.
Giáo sư Cho Young-tae tại Đại học Quốc gia Seoul cho biết "Ngay cả tại thành phố quan trọng thứ hai của Hàn Quốc như Busan thì số lượng người dân chuyển đến khu vực đô thị vẫn khá cao nhất là với tầng lớp dân số trẻ. Khi dân số tập trung ở khu vực đô thị, nó sẽ có tác động xấu đến tỷ lệ sinh đối với thế hệ trẻ do gánh nặng chi phí nhà ở cũng như sự cạnh tranh việc làm."
Lee Sam-sik, giáo sư chính sách tại Đại học Hanyang cũng chia sẻ "Nếu chúng ta không thể tạo ra một cơ sở hạ tầng cho phép mọi người tận hưởng văn hóa và giải trí cùng với các công việc chất lượng cao tại các địa phương thì hiện tượng người nghèo cứ tiếp tục nghèo còn người giàu thì cứ mãi giàu lên sẽ ngày càng nghiêm trọng."