Kinh tế Chính trị

Ảnh hưởng của làn sóng Covid19 thứ 3, tiêu dùng giảm tháng thứ 2 liên tiếp

황프엉리 (lyhoang215@ajunews.com)09:46 30-12-2020
Chỉ số tổng hợp·Chỉ số dẫn dắt cùng tăng tháng thứ 6 liên tiếp…Dài nhất kể từ sau IMF "Ảnh hưởng của sự tái bùng phát Covid19 sẽ còn lớn hơn trong tháng 12"
Vào tháng 11, khi dịch coronavirus mới (Covid19) tái bùng phát, lượng tiêu thụ đã tiếp tục ghi nhận sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp.

Sản xuất công nghiệp và đầu tư, liên tục biến động tăng rồi lại giảm qua mỗi tháng kể từ tháng 8, tuy nhiên đã ghi nhận tăng vào tháng trước do sự phục hồi xuất khẩu tập trung vào chất bán dẫn.
 

Xu hướng tăng giảm của hoạt động công nghiệp. [Ảnh=Yonhap News]

◇ Sản xuất công nghiệp 0,7%↑…Chất bán dẫn 7,2% · Tài chính · Bảo hiểm 4,6% ↑

Theo 'Xu hướng hoạt động công nghiệp tháng 12' do Văn phòng thống kê quốc gia công bố vào ngày 30, tất cả sản xuất công nghiệp (không bao gồmyếu tố điều chỉnh theo mùa và nông, lâm nghiệp và đánh bắt) đã tăng 0,7% so với tháng trước.

Tuy nhiên, sản xuất công nghiệp lĩnh vực liên tiếp ghi nhận sự trồi sụt trong tăng trưởng từ sau tháng 8 giảm (-0,8%), đã quay đầu tăng vào tháng 9 (2,3%) sau đó tiếp tục giảm vào tháng 10 (-0,1%) và lại một lần nữa ghi nhận tăng trưởng dương vào tháng 11 (0,7%).

Sản xuất khai khoáng, bao gồm cả công nghiệp chế tạo (0,3%), tăng 0,3%. Sản xuất của ngành khai khoáng đã chuyển thành tăng từ mức giảm 1,1% trong tháng 10.

Sản xuất chất bán dẫn, vốn chậm chạp trong tháng 10 (-9,5%), đã tăng 7,2% do hiệu ứng cơ sở (base effect) được phản ánh. Linh kiện điện tử cũng tăng 7,4%.

Mặt khác, ô tô giảm 8,8% do sự lan rộng của Covid19 ra nước ngoài. Các sản phẩm hóa chất (-8,4%) và quang học chính xác y tế (-5,5%) cũng đồng loạt giảm.

Sản xuất của ngành dịch vụ tăng 0,7% trong tháng thứ ba liên tiếp.

Tài chính·Bảo hiểm (4,6%) và bất động sản (3,3%) khiến sản xuất ngành dịch vụ tăng do giá cổ phiếu và giá bất động sản tăng mạnh.

Tuy nhiên, do biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được duy trì và tăng cường từ tháng 11, sự sụt giảm chủ yếu ở nhóm nhà nghỉ và nhà hàng (-2,7%), y tế và phúc lợi xã hội (-0,8%), bán buôn và bán lẻ (-0,3%).

Người ta phân tích rằng sự gia tăng sản xuất công nghiệp có tác động lớn đến xuất khẩu. Xuất khẩu trong tháng 11 tăng 4,0% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của chất bán dẫn (16,4%), màn hình (21,4%) và thiết bị truyền thông không dây (20,2%).

◇ Mức tiêu thụ giảm 0,9%, ghi nhận sụt giảm trong tháng thứ hai liên tiếp

Doanh số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng trong tháng 11, giảm 0,9% so với tháng trước đó.

Đây là mức giảm trong hai tháng liên tiếp sau tháng 10 (-1,0%).

Doanh số bán hàng như quần áo (-6,9%) và hàng hóa lâu bền như ô tô du lịch (-0,4%) giảm đáng kể.

Ahn Hyeong-jun, một nhà nghiên cứu thống kê xu hướng kinh tế tại Văn phòng Thống kê Quốc gia, cho biết, "Những mức sụt giảm này bị ảnh hưởng không chỉ bởi dịch bệnh bùng phát trở lại, mà còn do các biện pháp phogf dịch như yêu cầu hạn chế ra ngoài và ảnh hưởng của thời tiết tốt khiến quần áo mùa đông không bán được hàng. Mặt khác, xe du lịch không bán được do hiệu ứng cơ sở vì đã có rất nhiều xe được bán ra vào tháng 10 do tác động của các dòng xe mới."

Đầu tư cơ sở vật chất tăng 3,6% do các khoản đầu tư tiếp tục tập trung chủ yếu vào chất bán dẫn và thiết bị sản xuất. Giống như sản xuất công nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất cũng liên tục tăng hoặc giảm kể từ tháng 9.

Ngoài ra, thời gian xây dựng thực tế mà các công ty xây dựng thi công tăng 2,1%.

◇ Chỉ số tổng hợp và chỉ số dẫn dắt cùng tăng trong tháng thứ 6

Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số tổng hợp cho thấy nền kinh tế hiện tại đã tăng 0,5 điểm so với tháng trước đó. Sự biến động theo chu kỳ của chỉ số dẫn dắt, một chỉ số dự đoán nền kinh tế tương lai, cũng tăng 0,7 điểm.

Mức tăng kết hợp của hai chỉ số ghi nhận lần này cũng là tháng thứ sáu liên tiếp, mức tăng liên tiếp dài nhất trong 21 năm và 3 tháng kể từ mức tăng liện tục trong 12 tháng từ tháng 9/1998 đến tháng 8/1999.

Ông Ahn Hyeong-jun cho biết, "Sự giãn cách xã hội trong khu vực đô thị đã ảnh hưởng đến các chỉ số khi được nâng lên mức 1,5 vào ngày 19/11 và chỉ sau 5 ngày đã được tiếp tục nâng lên mức 2 vào ngày 24/11. Vào tháng 12, khi sự lan rộng của dịch bệnh ngày một lớn hơn, tác động của dịch bệnh lên các chỉ số được dự đoán sẽ còn nghiêm trọng hơn và kéo theo đó là sự bất ổn của các dịch vụ trực diện ngày càng tăng”.
 

Chợ Namdaemun ở Jung-gu, Seoul chiều 30/11. [Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기