Gia tăng xung đột giữa các cư dân về chỗ đậu xe điện
Cả ngành công nghiệp sạc điện và chủ xe đều không hài lòng với mức tăng phí sạc điện
Chính phủ đang thúc đẩy nguồn cung xe điện, nói rằng nó sẽ mở ra kỷ nguyên '300.000 ô tô điện' trong năm nay, nhưng có những lo ngại rằng vấn đề sạc pin bất tiện sẽ là một trở ngại để có thể đạt được mục tiêu này.
Những người lái xe điện đang tỏ ra tiếc nuối vì tình trạng thiếu bộ sạc trong khi nhu cầu sạc năng lượng cho xe tăng cao. Thêm vào đó, ngành công nghiệp ô tô điện lại đang phàn nàn về các chính sách liên quan khiến cho lợi nhuận giảm sút chẳng hạn như phải chịu chi phí giá điện cơ bản và các trợ cấp cũng bị cắt giảm.
◇ Không đủ bộ sạc trong chung cư, biệt thự…Xung đột giữa các cư dân
Theo Bộ Môi trường vào ngày 22, đã có khoảng 135.000 xe điện được bán ra và lưu thông tính đến tháng 1/2021, nhưng chỉ có 10.059 bộ sạc nhanh và 54.563 bộ sạc liên tục (sạc chậm) cho các loại xe điện.
Đặc biệt, để thuận tiện cho tài xế, việc cung cấp các loại sạc liên tục lắp đặt tại các khu dân cư như chung cư, biệt thự là rất cần thiết nhưng từ khâu lắp đặt đến sử dụng còn nhiều vướng mắc.
Tính đến cuối năm ngoái, số lượng bộ sạc được lắp đặt trong khu chung cư là 39.408 chiếc (sạc liên tục là 37.902 chiếc, sạc nhanh là 1.506 chiếc). Xét cả nước hiện có 17.123 khu chung cư (khu chung cư chịu quản lý bắt buộc) với 10.336.578 hộ thì số lượng bộ sạc điện chắc chắn là không đủ để đáp ứng như cầu thực tế.
Các thiết bị sạc xe điện bắt buộc phải được lắp đặt trong các căn hộ mới xây có hơn 500 hộ gia đình, nhưng các căn hộ hiện tại (xây dựng từ khoảng thời gian trước) không bắt buộc phải lắp đặt sạc điện cho ô tô, vì vậy chúng chỉ có thể được lắp đặt sau khi nhận được phê duyệt tại cuộc họp đại diện người thuê.
Sẽ là dễ hiểu khi những người sử dụng xe điện mong muốn lắp đặt các thiết bị sạc điện và nêu ra ý kiến tại cuộc họp đại diện của người thuê nhà, tuy nhiên trong một số trường hợp người sử dụng xe điện phải đưa ra được các số liệu liên quan và thuyết phục chủ sở hữu chung cu nhiều lần cho vấn đề lắp đặt này.
Chính sách của chính phủ nhằm tăng tỷ lệ lắp đặt bộ sạc bắt buộc lên 2% dự kiến sẽ được áp dụng cho các căn hộ vào năm 2025, khu vực công sẽ bắt buộc trong các giai đoạn từ năm 2022 và khu vực tư nhân từ năm 2023 đến năm 2025.
Trong nhiều biệt thự cũ và khu dân cư nhiều hộ gia đình, việc lắp đặt bộ sạc theo tỷ lệ nêu trên là rất khó khăn do chỗ để xe chật hẹp, và có nhiều trường hợp không có ổ cắm nào trong bãi đậu xe.
Có thể phải lắp đặt các bộ sạc xe điện vào các cây đèn đường nhưng phương án này cũng tạo ra nhiều bất tiện vì đậu xe lâu trong các con ngõ nhỏ dễ khiến lưu thông bị tắc nghẽn.
Ngay cả sau khi đã lắp bộ sạc, việc sạc pin cũng có thể gặp khó khăn nếu một chiếc xe sử dụng nguyên liệu đốt thông thường đỗ ở nơi sạc điện tương ứng hoặc một chiếc xe điện khác đã được sạc đầy pin nhưng không di chuyển khỏi vị trí ổ sạc.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đậu xe hơn 2 tiếng tại một điểm sạc điện nhanh, chủ xe sẽ phải nộp phạt 100.000 won. Ngoài ra, luật phạt khi đậu xe quá 12 tiếng tại các địa điểm sạc liên tục cũng đã được công bố.
Tuy nhiên, hầu như không có cách nào để kiểm soát và báo phạt tới các chủ xe đỗ quá giờ tại các địa điểm sạc liên tục được lắp đặt trong các cơ sở dân cư vì chúng thường được sử dụng vào ban đêm.
Kim Pil-soo, Chủ tịch Hiệp hội Xe điện Hàn Quốc nhấn mạnh “Sự bất tiện của việc sạc pin là một trở ngại cho sự phổ biến của xe điện, vì vậy tiêu chí quan trọng nhất là việc sạc pin có thể thoải mái như thế nào khi mua xe điện. Để ngăn chặn sự bất hòa giữa các cư dân, các biện pháp mới phải được đưa ra, chẳng hạn như lắp đặt một ổ cắm chôn dưới sàn của bãi đậu xe.
Một cán bộ của Bộ Môi trường cũng cho biết: "Năm nay, để tăng tính tiện lợi cho người dân sống trong các ngôi nhà, biệt thự, ngoài bộ sạc chậm độc lập chủ yếu được chế tạo từ trước đến nay, nhiều bộ sạc chậm sẽ được lắp đặt tại các cột đèn đường cũng như các ổ cắmcông cộng cũng sẽ được lắp đặt. Nếu việc lắp đặt bắt buộc được mở rộng hoàn toàn vào năm 2025, sự tiện lợi của việc sạc điện sẽ tăng lên, vì thế hiện tại, cư dân trong các khu chung cư cần phải tôn trọng lẫn nhau, tránh để xảy ra những bất đồng không đáng có."
◇ Sự không hài lòng của giới công nghiệp sạc điện và chủ sở hữu xe với việc tăng giá cước sạc điện
Những lời phàn nàn của giới công nghiệp và của chủ xe ngày càng nhiều về việc giảm mức chiết khấu đặc biệt mà Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) áp dụng cho phí sử dụng xe điện.
Theo ngành công nghiệp sạc, số tiền trả cho KEPCO như một khoản phí cơ bản cho bộ sạc xe điện của mỗi công ty dao động từ 50 triệu won đến 100 triệu won mỗi tháng.
Ngoài việc sử dụng, mức phí cơ bản khoảng 65.000 won cho bộ sạc nhanh (50kW) và khoảng 16.000 won cho bộ sạc liên tục (7kW) cũng được tính dựa trên số lần sạc.
Việc đóng bộ sạc không sử dụng có thể làm giảm mức phí cơ bản, tuy nhiên đối với nhà chung cư, dù không có người sử dụng thì vẫn cần có sự đồng ý sau khi tổ chức cuộc họp với đại diện người thuê thì mới có thể đóng lại.
Ngoài ra, trợ cấp cho việc lắp đặt bộ sạc liên tục cũng đã được giảm từ mức tối đa 3,5 triệu won một chiếc xuống còn 2 triệu won bắt đầu từ năm nay.
Một số chi phí gia tăng này cũng đã được chuyển qua cho chủ xe.
Khi chiết khấu đặc biệt được áp dụng đầy đủ, giá bộ sạc nhanh công cộng, vốn là 173,8 won/㎾h, đã tăng lên 255,7 won/㎾h vào tháng 7 năm ngoái và sẽ là 313,1 won/㎾h từ tháng 7 năm 2022 sau khi tăng thêm một mức nữa vào tháng 7 năm nay.
Theo đó, trên cộng đồng Internet liên quan đến xe điện liên tục có những ý kiến phàn nàn rằng "Chi phí sạc quá cao", "Khi bạn mua một chiếc xe đắt tiền do có chi phí sạc điện rẻ cũng giống như việc trả tiền trước cho những chi phí phát sinh sau này vậy. Tuy nhiên khi giá sạc điện tăng lên thì những quyền lợi này chẳng còn nghĩa lý gì cả".
Chủ tịch Kim Pil-soo Kim cho biết" "KEPCO và Bộ Môi trường cũng vận hành các bộ sạc, nhưng sẽ không có gánh nặng về phí cơ bản vì dù sao thì chúng cũng được trả lại bằng lợi nhuận hoặc tiền thuế. Mặt khác, các công ty tư nhân lo ngại rằng gánh nặng có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, và nếu một trong số những chi phí đó được đẩy qua cho chủ sở hữu xe, thì cuối cùng người chủ xe sẽ trở thành nạn nhân phải cáng đáng quá nhiều chi phí."
Một quan chức của Bộ Môi trường cho biết: "Đối với bộ sạc nhanh do Bộ Môi trường vận hành, mức tăng giá điện được phản ánh ở mức tối thiểu, nên số tiền phả chi trả gia tăng không đáng kể. Tuy nhiên, các công ty tư nhân vận hành bộ sạc chậm lại phải so sánh với tốc độ của bộ sạc nhanh nên họ đang phàn nàn vì không thể tăng giá tiền sạc theo ý muốn. Tuy nhiên, chính phủ không còn cách nào khác là tăng phí một cách thận trọng để giảm gánh nặng thu phí cho người lái xe."
Quan chức này nói thêm "Ngay cả những người lái xe ô tô điện cũng đồng ý rằng nếu gánh nặng sạc pin tăng lên, sức hấp dẫn mua hàng (ô tô điện) sẽ giảm đi và nhu cầu về xe điện có thể sẽ không còn hấp dẫn nữa. Chúng tôi đã cố gắng thảo luận về các biện pháp như cải thiện hệ thống thuế quan cơ bản với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng và KEPCO, hoặc tạm thời cung cấp mức thuế cơ bản cho Quỹ Tổ chức Công nghiệp Điện lực, nhưng chính chúng tôi cũng đang rơi vào trạng thái khó xử."
Những người lái xe điện đang tỏ ra tiếc nuối vì tình trạng thiếu bộ sạc trong khi nhu cầu sạc năng lượng cho xe tăng cao. Thêm vào đó, ngành công nghiệp ô tô điện lại đang phàn nàn về các chính sách liên quan khiến cho lợi nhuận giảm sút chẳng hạn như phải chịu chi phí giá điện cơ bản và các trợ cấp cũng bị cắt giảm.
◇ Không đủ bộ sạc trong chung cư, biệt thự…Xung đột giữa các cư dân
Theo Bộ Môi trường vào ngày 22, đã có khoảng 135.000 xe điện được bán ra và lưu thông tính đến tháng 1/2021, nhưng chỉ có 10.059 bộ sạc nhanh và 54.563 bộ sạc liên tục (sạc chậm) cho các loại xe điện.
Đặc biệt, để thuận tiện cho tài xế, việc cung cấp các loại sạc liên tục lắp đặt tại các khu dân cư như chung cư, biệt thự là rất cần thiết nhưng từ khâu lắp đặt đến sử dụng còn nhiều vướng mắc.
Tính đến cuối năm ngoái, số lượng bộ sạc được lắp đặt trong khu chung cư là 39.408 chiếc (sạc liên tục là 37.902 chiếc, sạc nhanh là 1.506 chiếc). Xét cả nước hiện có 17.123 khu chung cư (khu chung cư chịu quản lý bắt buộc) với 10.336.578 hộ thì số lượng bộ sạc điện chắc chắn là không đủ để đáp ứng như cầu thực tế.
Các thiết bị sạc xe điện bắt buộc phải được lắp đặt trong các căn hộ mới xây có hơn 500 hộ gia đình, nhưng các căn hộ hiện tại (xây dựng từ khoảng thời gian trước) không bắt buộc phải lắp đặt sạc điện cho ô tô, vì vậy chúng chỉ có thể được lắp đặt sau khi nhận được phê duyệt tại cuộc họp đại diện người thuê.
Sẽ là dễ hiểu khi những người sử dụng xe điện mong muốn lắp đặt các thiết bị sạc điện và nêu ra ý kiến tại cuộc họp đại diện của người thuê nhà, tuy nhiên trong một số trường hợp người sử dụng xe điện phải đưa ra được các số liệu liên quan và thuyết phục chủ sở hữu chung cu nhiều lần cho vấn đề lắp đặt này.
Chính sách của chính phủ nhằm tăng tỷ lệ lắp đặt bộ sạc bắt buộc lên 2% dự kiến sẽ được áp dụng cho các căn hộ vào năm 2025, khu vực công sẽ bắt buộc trong các giai đoạn từ năm 2022 và khu vực tư nhân từ năm 2023 đến năm 2025.
Trong nhiều biệt thự cũ và khu dân cư nhiều hộ gia đình, việc lắp đặt bộ sạc theo tỷ lệ nêu trên là rất khó khăn do chỗ để xe chật hẹp, và có nhiều trường hợp không có ổ cắm nào trong bãi đậu xe.
Có thể phải lắp đặt các bộ sạc xe điện vào các cây đèn đường nhưng phương án này cũng tạo ra nhiều bất tiện vì đậu xe lâu trong các con ngõ nhỏ dễ khiến lưu thông bị tắc nghẽn.
Ngay cả sau khi đã lắp bộ sạc, việc sạc pin cũng có thể gặp khó khăn nếu một chiếc xe sử dụng nguyên liệu đốt thông thường đỗ ở nơi sạc điện tương ứng hoặc một chiếc xe điện khác đã được sạc đầy pin nhưng không di chuyển khỏi vị trí ổ sạc.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, nếu đậu xe hơn 2 tiếng tại một điểm sạc điện nhanh, chủ xe sẽ phải nộp phạt 100.000 won. Ngoài ra, luật phạt khi đậu xe quá 12 tiếng tại các địa điểm sạc liên tục cũng đã được công bố.
Tuy nhiên, hầu như không có cách nào để kiểm soát và báo phạt tới các chủ xe đỗ quá giờ tại các địa điểm sạc liên tục được lắp đặt trong các cơ sở dân cư vì chúng thường được sử dụng vào ban đêm.
Kim Pil-soo, Chủ tịch Hiệp hội Xe điện Hàn Quốc nhấn mạnh “Sự bất tiện của việc sạc pin là một trở ngại cho sự phổ biến của xe điện, vì vậy tiêu chí quan trọng nhất là việc sạc pin có thể thoải mái như thế nào khi mua xe điện. Để ngăn chặn sự bất hòa giữa các cư dân, các biện pháp mới phải được đưa ra, chẳng hạn như lắp đặt một ổ cắm chôn dưới sàn của bãi đậu xe.
Một cán bộ của Bộ Môi trường cũng cho biết: "Năm nay, để tăng tính tiện lợi cho người dân sống trong các ngôi nhà, biệt thự, ngoài bộ sạc chậm độc lập chủ yếu được chế tạo từ trước đến nay, nhiều bộ sạc chậm sẽ được lắp đặt tại các cột đèn đường cũng như các ổ cắmcông cộng cũng sẽ được lắp đặt. Nếu việc lắp đặt bắt buộc được mở rộng hoàn toàn vào năm 2025, sự tiện lợi của việc sạc điện sẽ tăng lên, vì thế hiện tại, cư dân trong các khu chung cư cần phải tôn trọng lẫn nhau, tránh để xảy ra những bất đồng không đáng có."
◇ Sự không hài lòng của giới công nghiệp sạc điện và chủ sở hữu xe với việc tăng giá cước sạc điện
Những lời phàn nàn của giới công nghiệp và của chủ xe ngày càng nhiều về việc giảm mức chiết khấu đặc biệt mà Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) áp dụng cho phí sử dụng xe điện.
Theo ngành công nghiệp sạc, số tiền trả cho KEPCO như một khoản phí cơ bản cho bộ sạc xe điện của mỗi công ty dao động từ 50 triệu won đến 100 triệu won mỗi tháng.
Ngoài việc sử dụng, mức phí cơ bản khoảng 65.000 won cho bộ sạc nhanh (50kW) và khoảng 16.000 won cho bộ sạc liên tục (7kW) cũng được tính dựa trên số lần sạc.
Việc đóng bộ sạc không sử dụng có thể làm giảm mức phí cơ bản, tuy nhiên đối với nhà chung cư, dù không có người sử dụng thì vẫn cần có sự đồng ý sau khi tổ chức cuộc họp với đại diện người thuê thì mới có thể đóng lại.
Ngoài ra, trợ cấp cho việc lắp đặt bộ sạc liên tục cũng đã được giảm từ mức tối đa 3,5 triệu won một chiếc xuống còn 2 triệu won bắt đầu từ năm nay.
Một số chi phí gia tăng này cũng đã được chuyển qua cho chủ xe.
Khi chiết khấu đặc biệt được áp dụng đầy đủ, giá bộ sạc nhanh công cộng, vốn là 173,8 won/㎾h, đã tăng lên 255,7 won/㎾h vào tháng 7 năm ngoái và sẽ là 313,1 won/㎾h từ tháng 7 năm 2022 sau khi tăng thêm một mức nữa vào tháng 7 năm nay.
Theo đó, trên cộng đồng Internet liên quan đến xe điện liên tục có những ý kiến phàn nàn rằng "Chi phí sạc quá cao", "Khi bạn mua một chiếc xe đắt tiền do có chi phí sạc điện rẻ cũng giống như việc trả tiền trước cho những chi phí phát sinh sau này vậy. Tuy nhiên khi giá sạc điện tăng lên thì những quyền lợi này chẳng còn nghĩa lý gì cả".
Chủ tịch Kim Pil-soo Kim cho biết" "KEPCO và Bộ Môi trường cũng vận hành các bộ sạc, nhưng sẽ không có gánh nặng về phí cơ bản vì dù sao thì chúng cũng được trả lại bằng lợi nhuận hoặc tiền thuế. Mặt khác, các công ty tư nhân lo ngại rằng gánh nặng có thể gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của họ, và nếu một trong số những chi phí đó được đẩy qua cho chủ sở hữu xe, thì cuối cùng người chủ xe sẽ trở thành nạn nhân phải cáng đáng quá nhiều chi phí."
Một quan chức của Bộ Môi trường cho biết: "Đối với bộ sạc nhanh do Bộ Môi trường vận hành, mức tăng giá điện được phản ánh ở mức tối thiểu, nên số tiền phả chi trả gia tăng không đáng kể. Tuy nhiên, các công ty tư nhân vận hành bộ sạc chậm lại phải so sánh với tốc độ của bộ sạc nhanh nên họ đang phàn nàn vì không thể tăng giá tiền sạc theo ý muốn. Tuy nhiên, chính phủ không còn cách nào khác là tăng phí một cách thận trọng để giảm gánh nặng thu phí cho người lái xe."
Quan chức này nói thêm "Ngay cả những người lái xe ô tô điện cũng đồng ý rằng nếu gánh nặng sạc pin tăng lên, sức hấp dẫn mua hàng (ô tô điện) sẽ giảm đi và nhu cầu về xe điện có thể sẽ không còn hấp dẫn nữa. Chúng tôi đã cố gắng thảo luận về các biện pháp như cải thiện hệ thống thuế quan cơ bản với Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng và KEPCO, hoặc tạm thời cung cấp mức thuế cơ bản cho Quỹ Tổ chức Công nghiệp Điện lực, nhưng chính chúng tôi cũng đang rơi vào trạng thái khó xử."