THẾ GIỚI

Hội đàm Mỹ-Nhật-Hàn thảo luận về vấn đề Triều Tiên và chuỗi cung ứng chất bán dẫn

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:48 02-04-2021
Cuộc gặp ngắn trước thềm hội nghị giữa lãnh đạo văn phòng an ninh Mỹ-Nhật-Hàn... "Không phải hội nghị 1 chiều, tiến gần đến nhiều mục tiêu tốt đẹp hơn" "Tôi hiểu tầm quan trọng của tuyên bố Singapore"...Chương trình nghị sự bàn đến các vấn đề ứng phó với Trung Quốc, chẳng hạn như Biển Đông
Hôm qua ngày 1/4 (theo giờ địa phương), một ngày trước cuộc họp chính thức giữa những người đứng đầu văn phòng an ninh của Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản, một quan chức chính quyền cấp cao của Mỹ đã tuyên bố sẽ tích cực lắng nghe ý kiến ​​của hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc, nhấn mạnh sự hợp tác ba bên trong quá trình thiết lập và thực hiện chính sách mới nhằm đối phó với Triều Tiên.

(thứ tự từ trái qua phải) Seo Hoon, Trưởng Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc - Jake Sullivan Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng - Shigeru Kitamura Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Nhật Bản. [Ảnh=Yonhap News]


Ông cũng đề cập rằng cuộ họp sẽ thảo luận về chuỗi cung ứng chất bán dẫn và các vấn đề Biển Đông, đồng thời thông báo rằng các vấn đề đối phó với Trung Quốc cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự tại cuộc họp này.

Một quan chức cấp cao của chính quyền Hoa Kỳ đã tổ chức một cuộc họp báo cùng ngày và nêu ý nghĩa của cuộc họp này là cuộc gặp đầu tiên giữa các lãnh đạo cấp cao của ba quốc gia là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản nhằm thảo luận về các vấn đề hiện tại kể từ khi chính quyền tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Cuộc họp ngắn này được tổ chức nhằm giải thích về cuộc tham vấn ba bên được tổ chức tại Học viện Hải quân gần Washington DC vào ngày 2, bao gồm Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan, Seo Hoon, Trưởng Văn phòng An ninh Quốc gia Hàn Quốc và Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Nhật Bản Shigeru Kitamura.

Cuộc tham vấn ba bên này được chuẩn bị để lắng nghe và phối hợp ý kiến ​​của Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn là đồng minh quan trọng, trong khi chính quyền Biden đang tiến hành đánh giá cuối cùng về việc thiết lập chính sách đối với Triều Tiên kể từ khi chính thức nhậm chức vào tháng 1 vừa qua.

Tại cuộc họp này, quan chức cấp cao nói rằng tất cả các khía cạnh sẽ được thảo luận, bao gồm việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, vụ phóng tên lửa đạn đạo gần đây của Triều Tiên, tình hình Triều Tiên liên quan đến sự lây nhiễm coronavirus mới (Covid-19), và các mối quan hệ ngoại giao gần đây giữa Triều Tiên và Trung Quốc.

Đồng thời nhấn mạnh sự hợp tác và hòa hợp của ba nước, cho rằng mục tiêu chính là làm sâu sắc thêm nhận thức chung về vấn đề Triều Tiên.

Ngoài ra, tuy là nơi thông báo và thảo luận về các nội dung xem xét lại chính sách đối với Triều Tiên mà Mỹ tiến hành từ trước đến nay, nhưng phía Mỹ cũng bày tỏ sẵn sàng lắng nghe ý kiến ​​của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Vị quan chức cấp cao của Mỹ cho biết "Chúng tôi rất cởi mở và sẵn sàng nghe phản hồi. Đây sẽ không phải là một hội nghị một chiều. Chúng tôi kỳ vọng nó sẽ giống như một cuộc trò chuyện mà chúng ta cùng nhau lắng nghe ý kiến ​​và đưa ra các đề xuất."

"Cuộc gặp gỡ này không phải là kết thúc. Chúng ta đang ngày càng đạt được nhiều tiến triển tốt đẹp hơn. Chúng tôi tin rằng bất cứ điều gì chúng tôi làm với Triều Tiên cần phải được thực hiện trong quan hệ đối tác và hòa hợp với Nhật Bản và Hàn Quốc,” ông nhấn mạnh một lần nữa.

Ngay cả khi được hỏi liệu cuộc gặp này có phải là cuộc họp cuối cùng trước khi chính sách của Triều Tiên được đưa ra hay không, vị quan chức này cũng trả lời: "Tôi không coi đây là cuộc gặp cuối cùng". Ông cho rằng nỗ lực làm giảm căng thẳng trong việc yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa không phải là mục tiêu duy nhất của hội nghị, đó chỉ là một phần của quy trình hợp tác lặp đi lặp lại.

Quan chức này cũng cho biết "Tôi hiểu tầm quan trọng của thỏa thuận Singapore", nhưng không đưa ra giải thích gì thêm khi được hỏi liệu Tuyên bố chung về Singapore giữa các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ vào tháng 6/2018, thời Tổng thống Donald Trump, có còn hiệu lực hay không.

Khi được hỏi liệu vấn đề cung cấp vắc xin ngừa Covid19 cho Triều Tiên có được thảo luận hay không, Mỹ cho biết lập trường rõ ràng rằng họ sẽ ưu tiên tiêm chủng công dân nước mình trước rồi mới bắt đầu hợp tác chặt chẽ với các đối tác khác. Ông nói: “Chúng tôi không còn gì để nói về các vấn đề liên quan đến y tế của Triều Tiên. Tôi cho rằng bây giờ còn quá sớm để đề cập đến vấn đề này."

Ngoài vấn đề Triều Tiên, quan chức này cho biết sẽ có các cuộc thảo luận về các mục tiêu kinh tế và khu vực, đồng thời giải thích rằng chuỗi cung ứng chất bán dẫn và các vấn đề Biển Đông cũng sẽ nằm trong chương trình nghị sự. Có vẻ như vấn đề đáp trả chung nhằm vào Trung Quốc cũng sẽ được thảo luận tại cuộc họp này.

Chất bán dẫn là một mặt hàng mà Hoa Kỳ coi là quan trọng trong cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc, và Biển Đông là khu vực trọng yếu ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mà Trung Quốc đang không ngừng có những hành động tranh chấp nhằm bành trướng và mở rộng ảnh hưởng.

Vị quan chức này cho biết “Mỹ-Nhật-Hàn là ba quốc gia nắm giữ nhiều chìa khóa cho tương lai của công nghệ sản xuất chất bán dẫn. Chúng tôi sẽ cố gắng duy trì sự ổn định cho chuỗi cung ứng nhạy cảm này cũng như tích cực hợp tác cùng nhau để duy trì các cuộc thảo luận về tiêu chuẩn và quy chuẩn sắp tới”.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기