Kinh tế Chính trị

Chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2021 đạt mức cao nhất lịch sử

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)09:17 03-05-2021
Ngành chế tạo phát triển tốt · Ngành dịch vụ vẫn còn khó khăn Tiêu dùng và đầu tư cũng phục hồi về mức trước dịch Covid-19 Phục hồi tổng thể trong sản xuất và chi tiêu
Trong quý đầu tiên của năm nay, chỉ số sản xuất công nghiệp không chỉ vượt qua mức trước khi xảy ra dịch coronavirus mới (Covid19), mà còn ghi nhận mức cao nhất kể từ khi thống kê được tổng hợp.

 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo báo cáo 'Xu hướng hoạt động công nghiệp của Cục Thống kê Quốc' gia ngày 3, chỉ số điều chỉnh theo mùa cho toàn bộ hoạt động sản xuất công nghiệp trong quý I (2015 = 100) ghi nhận 111,2. Đây là con số cao nhất kể từ khi thống kê bắt đầu được thực hiện vào quý I/2000.

Trước khi dịch Covid19 xảy ra, chỉ số sản xuất công nghiệp quý IV/2019 tăng 109,9. Tuy nhiên đến quý I và quý II năm 2020, khi dịch bệnh bắt đầu xuất hiện, tất cả các chỉ số sản xuất công nghiệp đều chỉ còn ghi nhận mức lần lượt là 107,9 và 104,7. Sau đó, quý III/2020 chỉ số đã tăng trở lại lên 107,6 và quý IV/2020 ghi nhận mức 109,3. Và thậm chí đã vượt quá mức trước khi xảy ra Covid19 vào quý I/2021.

Trong tháng 3, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 1,7% so với quý trước, ghi nhận mức tăng liên tục trong ba quý sau quý III (2,8%) và quý IV (1,6%) năm ngoái.

Sự gia tăng của chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong ba quý liên tiếp có thể được coi là một dấu hiệu rõ ràng của sự phục hồi kinh tế, nhưng một số ý kiến ​​chỉ ra rằng cần phải có một cách tiếp cận thận trọng với sự chênh lệch theo ngành và sự chậm trễ trong cải thiện kinh tế.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng nhờ có sự trợ giúp không nhỏ từ việc tăng chỉ số sản xuất ngành khai khoáng bao gồm cả công nghiệp chế tạo.

Chỉ số sản xuất của ngành khai khoáng trong quý I/2021 là 113,9, cao nhất kể từ quý I/1980, khi số liệu thống kê bắt đầu được tổng hợp. Con số này vượt xa con số 108,6 trong quý IV/2019, thời điểm trước khi dịch Covid19 xảy ra.

Chỉ số sản xuất ngành khai khoáng tăng 3,5% trong quý đầu tiên của năm nay, ghi nhận tăng trưởng tích cực quý thứ 3 liên tiếp từ quý III (6,0%) và quý IV (2,9%) năm ngoái.

Chỉ số sản xuất công nghiệp chế tạo trong quý I năm nay cũng đạt 114,1, cao nhất kể từ quý I?1980 và vượt đáng kể chỉ số trong quý IV/2019 (108,7).

Chỉ số sản xuất chế tạo cũng đang tăng trong ba quý liên tiếp, từ quý III (6,4%), quý IV (3,1%) năm ngoái cho đến quý I năm nay (3,4%).

Tuy nhiên, chỉ số sản xuất ngành dịch vụ, bị ảnh hưởng nặng nề hơn bởi dịch bệnh, mới chỉ đạt mức 108,4 trong quý đầu tiên, chưa thể quay về bằng với chỉ số trong quý IV/2019 (109,2).

Tuy nhiên, chỉ số sản xuất ngành dịch vụ cũng đang ghi nhận mức tăng trong 3 quý liên tiếp từ quý III (2,0%) và quý IV (0,9%) năm ngoái cho đến quý I năm nay (0,6%).

Không chỉ sản xuất, mà tiêu dùng và đầu tư cũng ngày càng tăng.

Chỉ số bán lẻ, thể hiện xu hướng tiêu dùng đạt 116,4 trong quý đầu tiên, cao hơn mức 114,8 trong quý IV/2019. Chỉ số doanh thu bán lẻ đã giảm trong quý III năm ngoái (-1,1%), nhưng đã tăng trong hai quý liên tiếp từ quý IV/2020 (0,9%) và quý I/2021 (1,7%).

Chỉ số đầu tư cơ sở vật chất cũng đạt 122,7 trong quý đầu tiên, cao hơn mức 109,8 trong quý 4/2019. Theo đó, chỉ số đầu tư cơ sở vật chất đã tăng trong 4 quý liên tiếp từ quý II (2,7%), quý III (2,2%), quý IV (0,8%) năm ngoái cho đến quý I năm nay (6,8%).

Bộ Chiến lược và Tài chính đánh giá "Hoạt động sản xuất công nghiệp của quý I đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất mọi thời đại trên chỉ số sản xuất toàn ngành. Sản xuất, tiêu dùng và đầu tư đều tăng trong hơn hai quý, và tốc độ tăng cho thấy xu hướng phục hồi trong sản xuất và chi tiêu nói chung”.

Tuy nhiên, Bộ cũng đưa ra đánh giá, "Gần đây, tình hình xuất khẩu và tâm lý được cải thiện sẽ là yếu tố tích cực cho các chỉ số trong tương lai. Tuy nhiên vẫn còn một số bất ổn, chẳng hạn như lo ngại về sự lan rộng của dịch bệnh và gián đoạn trong chuỗi cung ứng".

Nếu dịch Covid19 tái bung phát mạnh, có khả năng xu hướng phục hồi, tập trung vào sản xuất và tiêu dùng của ngành dịch vụ, sẽ suy giảm. Thêm vào đó, cũng có những lo ngại rằng ngành sản xuất có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng cung cầu đối với chất bán dẫn ô tô.

 

[Ảnh=Yonhap News]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기