Phổ biến tại hơn 80 quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Anh và Mỹ…Đã có 190 người Hàn Quốc bị nhiễm
Chính phủ "Tình hình đáng lo ngại…Giải pháp tốt nhất là hoàn thành việc tiêm chủng"
Gần đây, các chủng đột biến của coronavirus mới (Covid19) có khả năng lây lan mạnh hơn hơn đã liên tiếp xuất hiện. Trong số đó, biến chủng Delta lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ, có khả năng lây truyền cao hơn 1,6 lần so với chủng Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Vương quốc Anh đang khiến các chuyên gia phòng dịch lo lắng.
Theo tin tức từ Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) và truyền thông quốc tế vào ngày 24, biến chủng Delta của Covid19 đã được tìm thấy ở hơn 80 quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong số đó, 90% trường hợp mới được xác nhận ở Vương quốc Anh bị nhiễm chủng đột biến này, và hơn 60% trường hợp mới được xác nhận ở Lisbon, Bồ Đào Nha cũng được phát hiện bị nhiễm chủng Delta. Tại Hoa Kỳ, số người bị nhiễm biến chủng Delta tăng gấp đôi sau mỗi hai tuần, và hiện chiếm 20% tổng số các trường hợp được xác nhận mới.
Đánh giá tình hình hiện nay ở Hàn Quốc, số lượng nhiễm chủng Alpha cao hơn chủng Delta. Cụ thể, số ca nhiễm tích lũy của 4 loại biến chủng chủ yếu tại Hàn Quốc bao gồm Alpha (Vương quốc Anh), Delta (Ấn Độ), Beta (Nam Phi) và Gamma (Brazil) là 2.225 trường hợp. Trong đó, 1.886 người nhiễm chủng Alpha, 190 người nhiễm chủng Delta, 142 người nhiễm chủng Beta và 7 người bị nhiễm chủng Gamma. Xét về tỷ lệ, chủng Alpha chiếm 84,8%, chủng delta chiếm khoảng 8,5%.
Tuy nhiên, do sự lây lan nhanh chóng của chủng Delta, tỷ lệ người nhiễm của chủng này có thể sẽ tăng lên. Vào giữa tháng 4 năm nay, Hàn Quốc lần đầu tiên phát hiện 3 trường hợp được xác nhận nhiễm biến chủng Delta trong số những người Hàn Quốc nhập cảnh từ Ấn Độ. Chỉ hai tháng sau, số lượng tích lũy các trường hợp xác nhận có liên quan đến chủng Delta đã tăng lên thành 190 người. Cộng thêm cả 66 trường hợp được công nhận là có mối liên quan dịch tễ, tổng số ca nhiễm biến chủng Delta trên thực tế là 256 người.
Về vấn đề này, các chuyên gia dự đoán rằng, dưới góc độ khả năng lây nhiễm của chủng Delta, loại virus này có thể trở thành “chủng virus chiếm ưu thế” tại Hàn Quốc.
Jung Jae-hoon, giáo sư Khoa Y tế Dự phòng tại Trường Cao đẳng Y tế Gachon, Hàn Quốc, nói rằng "Vũ khí của chính là khả năng sinh tồn, do đó với tốc độ lây lan nhanh chóng, việc biến chủng Delta trở thành chủng thống trị chỉ còn là vấn đề thời gian. Trọng tâm chính của việc kiểm dịch đó là làm thế nào để trì hoãn quá trình này".
Kim Woo-ju, giáo sư nội khoa tại Bệnh viện Guro của Đại học Hàn Quốc, cũng đưa ra quan điểm tương tự. Ông cũng lo ngại virus đột biến đang gia tăng nhưng tỷ lệ tiêm chủng của Hàn Quốc vẫn thấp, nếu thực hiện chính sách khuyến khích tiêm chủng thì người dân sẽ được phép không đeo khẩu trang và có thể đi du lịch nước ngoài bắt đầu từ tháng 7. Điều này sẽ giúp cho biến chủng Delta có thể xâm nhập vào Hàn Quốc và khiến quy mô dịch bệnh gia tăng".
Ngoài ra, một số người lo lắng rằng các loại vắc xin Covid19 hiện tại có hiệu quả không cao đối với chủng Delta.
Theo số liệu do Tổng hành dinh Trung ương Hàn Quốc công bố, hiệu quả phòng bệnh của hai liều vắc xin Pfizer và vắc xin AstraZeneca đối với các chủng Delta lần lượt là 87,9% và 59,8%, thấp hơn so với hiệu quả của hai loại vắc xin này chống lại virus không đột biến (91,3% và 81,5%).
Chính phủ Hàn Quốc tin rằng từ tình hình toàn cầu hiện nay, việc tiêm phòng có thể ngăn chặn sự lây lan của chủng Delta ở một mức độ nhất định.
Giáo sư Jung Jae-hoon cũng tuyên bố rằng "Tiêm chủng là cách duy nhất để chống lại chủng Delta. Việc tăng cường tiêm chủng đợt ba nên được tiến hành càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên đều có thể có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa nhiễm các chủng virus đột biến."
Theo tin tức từ Ủy ban đối sách phòng dịch trung ương thuộc Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) và truyền thông quốc tế vào ngày 24, biến chủng Delta của Covid19 đã được tìm thấy ở hơn 80 quốc gia và khu vực trên thế giới. Trong số đó, 90% trường hợp mới được xác nhận ở Vương quốc Anh bị nhiễm chủng đột biến này, và hơn 60% trường hợp mới được xác nhận ở Lisbon, Bồ Đào Nha cũng được phát hiện bị nhiễm chủng Delta. Tại Hoa Kỳ, số người bị nhiễm biến chủng Delta tăng gấp đôi sau mỗi hai tuần, và hiện chiếm 20% tổng số các trường hợp được xác nhận mới.
Đánh giá tình hình hiện nay ở Hàn Quốc, số lượng nhiễm chủng Alpha cao hơn chủng Delta. Cụ thể, số ca nhiễm tích lũy của 4 loại biến chủng chủ yếu tại Hàn Quốc bao gồm Alpha (Vương quốc Anh), Delta (Ấn Độ), Beta (Nam Phi) và Gamma (Brazil) là 2.225 trường hợp. Trong đó, 1.886 người nhiễm chủng Alpha, 190 người nhiễm chủng Delta, 142 người nhiễm chủng Beta và 7 người bị nhiễm chủng Gamma. Xét về tỷ lệ, chủng Alpha chiếm 84,8%, chủng delta chiếm khoảng 8,5%.
Tuy nhiên, do sự lây lan nhanh chóng của chủng Delta, tỷ lệ người nhiễm của chủng này có thể sẽ tăng lên. Vào giữa tháng 4 năm nay, Hàn Quốc lần đầu tiên phát hiện 3 trường hợp được xác nhận nhiễm biến chủng Delta trong số những người Hàn Quốc nhập cảnh từ Ấn Độ. Chỉ hai tháng sau, số lượng tích lũy các trường hợp xác nhận có liên quan đến chủng Delta đã tăng lên thành 190 người. Cộng thêm cả 66 trường hợp được công nhận là có mối liên quan dịch tễ, tổng số ca nhiễm biến chủng Delta trên thực tế là 256 người.
Về vấn đề này, các chuyên gia dự đoán rằng, dưới góc độ khả năng lây nhiễm của chủng Delta, loại virus này có thể trở thành “chủng virus chiếm ưu thế” tại Hàn Quốc.
Jung Jae-hoon, giáo sư Khoa Y tế Dự phòng tại Trường Cao đẳng Y tế Gachon, Hàn Quốc, nói rằng "Vũ khí của chính là khả năng sinh tồn, do đó với tốc độ lây lan nhanh chóng, việc biến chủng Delta trở thành chủng thống trị chỉ còn là vấn đề thời gian. Trọng tâm chính của việc kiểm dịch đó là làm thế nào để trì hoãn quá trình này".
Kim Woo-ju, giáo sư nội khoa tại Bệnh viện Guro của Đại học Hàn Quốc, cũng đưa ra quan điểm tương tự. Ông cũng lo ngại virus đột biến đang gia tăng nhưng tỷ lệ tiêm chủng của Hàn Quốc vẫn thấp, nếu thực hiện chính sách khuyến khích tiêm chủng thì người dân sẽ được phép không đeo khẩu trang và có thể đi du lịch nước ngoài bắt đầu từ tháng 7. Điều này sẽ giúp cho biến chủng Delta có thể xâm nhập vào Hàn Quốc và khiến quy mô dịch bệnh gia tăng".
Ngoài ra, một số người lo lắng rằng các loại vắc xin Covid19 hiện tại có hiệu quả không cao đối với chủng Delta.
Theo số liệu do Tổng hành dinh Trung ương Hàn Quốc công bố, hiệu quả phòng bệnh của hai liều vắc xin Pfizer và vắc xin AstraZeneca đối với các chủng Delta lần lượt là 87,9% và 59,8%, thấp hơn so với hiệu quả của hai loại vắc xin này chống lại virus không đột biến (91,3% và 81,5%).
Chính phủ Hàn Quốc tin rằng từ tình hình toàn cầu hiện nay, việc tiêm phòng có thể ngăn chặn sự lây lan của chủng Delta ở một mức độ nhất định.
Giáo sư Jung Jae-hoon cũng tuyên bố rằng "Tiêm chủng là cách duy nhất để chống lại chủng Delta. Việc tăng cường tiêm chủng đợt ba nên được tiến hành càng nhanh càng tốt. Ngoài ra, các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên đều có thể có tác dụng đáng kể trong việc ngăn ngừa nhiễm các chủng virus đột biến."