Gần đây, có những sai sót trong công tác tiêm chủng ở Hàn Quốc như tiêm vắc xin hết hạn sử dụng, hoặc tiêm sai do nhãn hiệu vắc xin không đúng đã khiến dư luận Hàn Quốc lo lắng.
Theo tin tức từ cộng đồng y tế vào ngày 6, Bệnh viện Guro Đại học Seoul Hàn Quốc đã tiêm vắc xin hết hạn cho 140 người dân từ ngày 26~27/8. Trước đó, một bệnh viện ở Ulsan cũng đã tiêm vắc xin hết hạn cho 91 người dân từ ngày 26/8~2/9. Thành phố Incheon và thành phố Pyeongtaek cũng từng xảy ra sự cố người dân bị tiêm vắc xin Pfizer hết hạn sử dụng.
Theo đó, ngay khi nhận được báo cáo Cục Quản lý bệnh tật đã có văn bản thông báo đến bệnh viện nơi xảy ra vụ việc, yêu cầu bệnh viện tiêm chủng lại.
Một bệnh viện ở quận Bắc, thành phố Busan cũng bị phát hiện đã tiêm vắc xin Pfizer hết hạn sử dụng cho 8 người dân vào ngày 28 và 30/8. Trong số 8 người này có 2 người sau khi tiêm bị đau bụng, mỏi nhức toàn thân. Những người bị tiêm nhầm đang được theo dõi đặc biệt tại trung tâm y tế địa phương.
Trước đó, vào tháng 6, có 2 bệnh viện khác ở quận Busanjin cũng đã tiêm vắc xin AstraZeneca hết hạn sử dụng cho 6 người dân, những người này hiện đều khoẻ mạnh sau khi tiêm chủng.
Chính quyền thành phố Busan nhấn mạnh sẽ báo cáo vấn đề với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc và thực hiện các biện pháp như giáo dục nhân viên y tế để không lặp lại các sai phạm trên.
Cuối tháng 8, thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon cũng báo cáo một trường hợp “tiêm chủng chéo sai loại” do sử dụng sai nhãn hiệu vắc xin. Bốn mươi cư dân được tiêm vắc xin AstraZeneca liều đầu tiên và liều vắc xin thứ hai đã bị bệnh viện tiêm nhầm với vắc xin Modena. Trong khi Hàn Quốc chỉ cho phép "tiêm chủng chéo" với liều đầu tiên của AstraZeneca và liều thứ hai của Pfizer.
Theo thống kê, từ ngày 26/2 năm nay cho tới ngày 27/8, các bộ phận liên quan đã nhận được tổng cộng 895 báo cáo về sai sót trong tiêm chủng. Cục Quản lý dịch bệnh cho biết sẽ tăng cường công tác quản lý trong thời gian tới để giảm thiểu những sai phạm tương tự.
Theo tin tức từ cộng đồng y tế vào ngày 6, Bệnh viện Guro Đại học Seoul Hàn Quốc đã tiêm vắc xin hết hạn cho 140 người dân từ ngày 26~27/8. Trước đó, một bệnh viện ở Ulsan cũng đã tiêm vắc xin hết hạn cho 91 người dân từ ngày 26/8~2/9. Thành phố Incheon và thành phố Pyeongtaek cũng từng xảy ra sự cố người dân bị tiêm vắc xin Pfizer hết hạn sử dụng.
Theo đó, ngay khi nhận được báo cáo Cục Quản lý bệnh tật đã có văn bản thông báo đến bệnh viện nơi xảy ra vụ việc, yêu cầu bệnh viện tiêm chủng lại.
Một bệnh viện ở quận Bắc, thành phố Busan cũng bị phát hiện đã tiêm vắc xin Pfizer hết hạn sử dụng cho 8 người dân vào ngày 28 và 30/8. Trong số 8 người này có 2 người sau khi tiêm bị đau bụng, mỏi nhức toàn thân. Những người bị tiêm nhầm đang được theo dõi đặc biệt tại trung tâm y tế địa phương.
Trước đó, vào tháng 6, có 2 bệnh viện khác ở quận Busanjin cũng đã tiêm vắc xin AstraZeneca hết hạn sử dụng cho 6 người dân, những người này hiện đều khoẻ mạnh sau khi tiêm chủng.
Chính quyền thành phố Busan nhấn mạnh sẽ báo cáo vấn đề với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc và thực hiện các biện pháp như giáo dục nhân viên y tế để không lặp lại các sai phạm trên.
Cuối tháng 8, thành phố Gangneung, tỉnh Gangwon cũng báo cáo một trường hợp “tiêm chủng chéo sai loại” do sử dụng sai nhãn hiệu vắc xin. Bốn mươi cư dân được tiêm vắc xin AstraZeneca liều đầu tiên và liều vắc xin thứ hai đã bị bệnh viện tiêm nhầm với vắc xin Modena. Trong khi Hàn Quốc chỉ cho phép "tiêm chủng chéo" với liều đầu tiên của AstraZeneca và liều thứ hai của Pfizer.
Theo thống kê, từ ngày 26/2 năm nay cho tới ngày 27/8, các bộ phận liên quan đã nhận được tổng cộng 895 báo cáo về sai sót trong tiêm chủng. Cục Quản lý dịch bệnh cho biết sẽ tăng cường công tác quản lý trong thời gian tới để giảm thiểu những sai phạm tương tự.