Kinh tế Chính trị

Hiện tượng vay nặng lãi bất hợp pháp gia tăng tại Hàn Quốc

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:11 07-12-2021
Với việc các ngân hàng thương mại Hàn Quốc thắt chặt các quy chế về cho vay, nhu cầu của thị trường bắt đầu đổ dồn vào các tổ chức tài chính tư nhân, và số lượng tội phạm liên quan đến cho vay nặng lãi cũng theo đó ngày càng gia tăng.

Một số ý kiến ​​chỉ ra rằng việc chính phủ thắt chặt các hạn chế đối với các hồ sơ vay vốn đã khiến những người có nhu cầu thực tế trở thành "nạn nhân vay nợ", và cần có nhiều biện pháp hơn để giải quyết vấn đề cho vay của người dân.

 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo tin tức trong ngành vào ngày 7, đã có 278 người bán hàng ở chợ truyền thống thuộc tỉnh Gyeonggi vay 670 triệu won (tương đương 13,1 tỷ VNĐ) từ hai công ty cho vay tư nhân không có đăng ký trong ba năm qua với mức lãi suất tối đa là 3650%/năm. Con số này cao hơn 180 lần so với mức lãi suất tối đa 20%/năm theo Đạo luật Kinh doanh Cho vay hiện hành.

21 người cho vay bất hợp pháp, bao gồm cả các công ty tài chính tư nhân này, gần đây đã bị Đội Cảnh sát Tư pháp Công bằng Gyeonggi bắt giữ.

Cảnh sát cũng bắt giữ một tổ chức cho vay nặng lãi gồm 46 người, tổ chức cho vay tổng cộng 40 tỷ won cho 7.900 hộ gia đình kinh doanh nhỏ trên khắp cả nước đang gặp khó khăn do khủng hoảng COVID-19. Thậm chí lãi suất của một số khoản vay còn lên tới 5214%/năm.

Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch giảm mức tăng cho vay hộ gia đình đối với các ngân hàng thương mại từ 5% trong năm nay xuống 4,5% trong năm tới. Chính phủ cũng có kế hoạch giảm mức tăng cho vay hộ gia đình đối với các tổ chức tài chính thứ cấp như ngân hàng tiết kiệm, công ty bảo hiểm và công ty thẻ tín dụng. Với sự gia tăng khó khăn của các khoản vay ngân hàng trong thời gian gần đây, nhu cầu vay vốn đã chuyển hướng vào giới tài chính tư nhân, và cho vay nặng lãi.

Theo thống kê từ Dịch vụ Giám sát Tài chính, có tổng cộng 8.501 công ty cho vay tư nhân được đăng ký vào cuối năm ngoái, tăng 191 so với ba năm trước. Quy mô các khoản vay do các công ty liên quan phát hành giảm từ 17,3 nghìn tỷ won vào cuối năm 2018 xuống còn 14,5 nghìn tỷ won vào cuối năm 2020. Trong cùng thời kỳ, số lượng người vay vốn cũng giảm từ 2,213 triệu xuống 1,389 triệu.

Mặc dù quy mô cho vay nặng lãi đã giảm, các tội phạm kinh tế tương tự đã trở nên thông minh hơn. Cách đây không lâu, khi chính phủ gần đây thông báo rằng họ sẽ sử dụng khoản thu thuế vượt mức (5,3 nghìn tỷ won) trong năm nay để hỗ trợ các cá nhân tự kinh doanh và giúp sinh kế và nền kinh tế của người dân trở lại bình thường, lợi dụng điều này bọn tội phạm đã sử dụng để lừa đảo thông qua điện thoại.

Kiểu lừa đảo qua điện thoại này chủ yếu là dụ dỗ người dùng cài đặt phần mềm bất hợp pháp, từ đó lấy cắp thông tin cá nhân của người dùng và ăn cắp tiền gửi ngân hàng. Trong nửa đầu năm nay, tổng số tiền liên quan đến các vụ gian lận điện thoại như vậy nằm trong tay Cơ quan Giám sát Tài chính là 46,6 tỷ won, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Các khoản cho vay quá ngưỡng đã làm phát sinh tội phạm tài chính như lừa đảo qua điện thoại và cho vay nặng lãi. Công chúng kêu gọi chính phủ giúp các chủ tín dụng cấp trung và cấp thấp giải quyết các vấn đề về khoản vay của họ.

Chủ tịch Ủy ban Tài chính Koh Seung-beom cho biết vào ngày 3 tháng này rằng ông sẽ thực hiện các điều chỉnh đối với các chính sách về các sản phẩm tài chính cho sinh kế của người dân trong năm tới và kế hoạch cụ thể sẽ được công bố trong tháng này.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기