Kinh tế Chính trị

Các tập đoàn xây dựng Hàn Quốc đẩy mạnh đầu tư vào thị trường Việt Nam

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:15 16-12-2021
Các công ty xây dựng Hàn Quốc đang thúc đẩy các hợp đồng đầu tư vào thị trường Việt Nam. Hiện nay, thị trường Việt Nam đã đảm bảo việc hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như phát triển đô thị kiểu mới cũng như kinh doanh khách sạn, hệ thống xử lý nước.

Theo Dịch vụ thông tin toàn diện về xây dựng ở nước ngoài vào ngày 16, tính đến cùng ngày, lượng đơn đặt hàng ở châu Á mà các công ty xây dựng Hàn Quốc nhận được là 867,5 triệu USD mức chênh lệch không quá lớn so con số 881,9 triệu USD của lượng đơn đặt hàng nhận được ở Trung Đông, nơi được mệnh danh là thị trường truyền thống của các công ty xây dựng Hàn Quốc. 

Các công ty xây dựng, những công ty đang tìm cách đảm bảo cơ sở kinh doanh mới ở nước ngoài bằng cách đi tiên phong trong các thị trường mới, gần đây đã tích cực thâm nhập thị trường Việt Nam và đang đạt được kết quả như vậy trong việc giành được các đơn hàng ở châu Á.

 

Chủ tịch Daewoo E&C Kim Hyung (phải) chụp ảnh kỷ niệm với Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. [Ảnh=Daewoo E&C]


▲ Daewoo E&C, công ty tiên phong tại thị trường Việt Nam

Daewoo E&C đi đầu trong việc tiên phong tại thị trường Việt Nam. Sau khi gia nhập thị trường Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1991, công ty đã xây dựng mối quan hệ lâu dài với Việt Nam bằng cách thúc đẩy dự án tái phát triển Hanoi Star Lake City từ năm 1996. Dự án phát triển Star Lake City là một dự án nhằm tạo ra một thị trấn mới có diện tích 186.3 ha ở phía Tây Bắc trung tâm Hà Nội.

Dự án Star Lake City do Tổng Công ty THT Việt Nam, Daewoo E&C sở hữu 100% vốn. Tổng chi phí dự án là 2,2 tỷ đô la (khoảng 50,6 nghìn tỷ VND). Năm ngoái, giai đoạn đầu tiên của dự án phát triển địa điểm và xây dựng các căn hộ và biệt thự đã hoàn thành.

Cửa sổ nhận đơn đặt hàng liên quan đến dự án tái phát triển Hanoi Star Lake vẫn còn đó. Một ví dụ tiêu biểu là dự án phát triển khu phức hợp B3CC1 trị giá tổng cộng 400 triệu USD trong đó các công ty tài chính trong nước tham gia. Ngoài ra, nó đang tiên phong trên thị trường bằng cách ký kết thỏa thuận phát triển chung giai đoạn đầu và hợp đồng thầu phụ với Tập đoàn Tân Á Đại Thành của Việt Nam cho dự án phát triển nhà ở tại Phú Quốc.

Tập đoàn Daewoo cũng đang xây dựng các mối quan hệ hợp tác liên tục để mở rộng các điểm đến đầu tư.

Vào ngày 13 vừa qua, Daewoo E&C đã gặp gỡ các quan chức chủ chốt của Chính phủ Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Vương Định Huệ, tại khách sạn Lotte ở Sogong-dong, và ký Biên bản ghi nhớ hợp tác tái đầu tư vào các dự án phát triển đô thị mới tại Việt Nam và hứa hẹn hợp tác phát triển kinh tế. Đông thời cũng đã ký một Biên bản ghi nhớ cho các dự án phát triển khu liên hợp công nghiệp và vùng nội địa tại tỉnh Hải Dương.

Tập đoàn Daewoo cũng đưa ra nhận định tích cực về thị trường chứng khoán của Việt Nam. Kim Se-ryun, nhà nghiên cứu thị trường tại eBest Investment & Securities, giải thích, "Chúng tôi lạc quan về việc đảm bảo tiềm năng tăng trưởng bằng cách giành được đơn đặt hàng cho dự án phát triển khu dân cư Phú Quốc tại Việt Nam sau dự án THT Hà Nội tại Việt Nam."

 

Tại khách sạn Lotte ở Sogong-dong, Seoul ngày 14, Phó Chủ tịch GS E&C Lim Byung-yong (trái) trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ (phải). [Ảnh=GS E&C]


▲ GS E&C, từ nhà ở đến xử lý nước… Mở rộng địa bàn kinh doanh tại Việt Nam

GS E&C, lần đầu tiên gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2004, đã và đang tiếp tục các dự án khác nhau cho đến năm nay, bắt đầu với Dự án Xây dựng Đường huyết mạch Nội bộ Thành phố Hồ Chí Minh (TBO).

GS E&C cũng đã gặp gỡ các quan chức chính phủ Việt Nam sang thăm Hàn Quốc vào ngày 14. Tại buổi gặp gỡ, lãnh đạo cao nhất của tập đoàn GS đã trao đổi với các quan chức của Chính phủ Việt Nam về cách thức đầu tư vào hợp tác phát triển kinh tế.

Trong cuộc họp, GS E&C đã đề nghị sự quan tâm và hỗ trợ của chính phủ trung ương Việt Nam đối với dự án hiện tại của tập đoàn cũng như các dự án mới trong tương lai.

Phó Chủ tịch Lim Byung-yong của GS E&C cho biết “Chúng tôi kỳ vọng rằng hoạt động đầu tư tích cực vào Việt Nam sẽ không chỉ tạo ra việc làm mà còn góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ tiên tiến”.

GS E&C đã từng bước tiến vào thị trường Việt Nam và đang tích cực đi tiên phong trên thị trường bằng cách đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp như cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đường bộ, đường sắt, cầu, nhà ở, khu đô thị mới cũng như các công trình xử lý nước môi trường.

Ngoài dự án tự phát triển thành phố mới ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, GS Inima, một công ty con của GS E&C, đang đa dạng hóa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam bằng cách mua lại một công ty xử lý nước của Việt Nam.

 

Phối cảnh Lotte Mall Hà Nội. [Ảnh=Lotte E&C]


▲ Lotte E&C, từ nhà ở, khách sạn đến trung tâm thương mại phức hợp

Lotte E&C đang nỗ lực đi tiên phong tại thị trường Việt Nam bằng việc thành lập 'Lotte Land', một công ty con tại Việt Nam vào tháng 2/2019. Thông qua đó, tập đoàn không chỉ kinh doanh nhà ở mà các dự án xây dựng khác nhau như trung tâm thương mại phức hợp quy mô lớn và khách sạn cũng đang được thực hiện.

Hiện, một trung tâm thương mại phức hợp quy mô lớn “Lotte Mall Hanoi” cũng đang trong quá trình thi công tại thủ đô Hà Nội. Năm ngoái, tập đoàn Lotte cũng đã giành được một đơn đặt hàng cho một khách sạn mới trị giá 350 tỷ won (khoảng 6,8 nghìn tỷ VNĐ) ở Star Lake City.

Lotte cũng đang tích cực xây dựng các dự án đầu tư phát triển và đang thực hiện Lotte Eco Smart City, một dự án phát triển khu phức hợp lớn tại quận Thủ Thiêm, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong lĩnh vực nhà ở, bốn dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh và một ở Hà Nội đang được xúc tiến thông qua quan hệ đối tác với các nhà phát triển Việt Nam. Ví dụ như tại Thành phố Hồ Chí Minh, Lotte E&C đang liên doanh với Nova Land, một Tập đoàn bất động sản của Việt Nam, cùng xúc tiến phát triển dự án 'The Grand Manhattan', dự án xây dựng 1031 căn hộ và 231 căn officetel.

Trong thời điểm hiện tại, sự đổ xô vào thị trường Việt Nam của các công ty xây dựng dự kiến ​​sẽ tiếp tục diễn ra. Điều này là do Việt Nam là một điểm đến kinh doanh hấp dẫn cho các công ty xây dựng cần một nền tảng thị trường mới sau Trung Đông.

Một quan chức của một công ty xây dựng lớn cho biết, "Cần phải phát triển thị trường mới để giành được đơn hàng ở nước ngoài. Về lâu dài, chúng tôi cũng sẽ xem xét dến thị trường châu Phi và châu Mỹ Latinh. Tuy nhiên, vẫn có những rủi ro địa chính trị lớn và vấn đề về khoảng cách, nên khu vực Đông Nam Á như Việt Nam là phù hợp trong ngắn hạn và trung hạn”.

Quan chức này cho biết thêm "Trung Quốc cũng là một thị trường được cân nhắc nhưng do những rủi ro liên quan đến hệ thống kinh tế của Trung Quốc và động lực của các công ty Trung Quốc thì có thể thấy không dễ để thâm nhập vào thị trường này. Vì thế sức hấp dẫn đầu tư vào Trung Quốc cũng bị sụt giảm đi."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기