Cơ quan y tế Hàn Quốc "Việt Nam là quốc gia có số ca xác nhận cao nhất trong số những người mới nhập cảnh vào Hàn Quốc"
Giám đốc công ty Hàn Quốc A "Nếu có 12 người, tức là còn chưa bằng 0,003% số trường hợp được xác nhận hàng ngày ở Hàn Quốc"
Các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam đang phàn nàn về chính sách kiểm dịch nhiễm coronavirus mới (COVID-19) của cơ quan y tế Hàn Quốc. Điều này là do phía Hàn Quốc đang thúc đẩy việc kiểm dịch bổ sung khi yêu cầu khách nhập cảnh từ Việt Nam phải cách ly 7 ngày chỉ vì một số lượng rất nhỏ khách từ Việt Nam đến Hàn Quốc được xác nhận nhiễm COVID-19. Bất chấp những lời chỉ trích về việc "cơ quan quản lýlàm việc quá máy móc và coi nhẹ tầm quan trọng của Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ ba", các cơ quan y tế vẫn giữ đưa ra lập trường "chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này".
Theo các nhà ngoại giao Việt Nam và các nguồn tin trong ngành vào ngày 27, cơ quan y tế thông báo vào ngày 24 rằng "để đảm bảo ổn định tình trạng lây nhiễm tại Hàn Quốc, từ ngày 1/4 tháng tới, chúng tôi sẽ duy trì quyết định cách ly một tuần đối với tất cả những người nhập cảnh từ Việt Nam". Đây chính là câu trả lờicho kiến nghị của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam và các công ty Hàn Quốc cho rằng "Các biện pháp cách ly đối với những người nhập cảnh từ Việt Nam là không hợp lý". Các cơ quan y tế giải thích rằng, "Việt Nam là quốc gia có số ca xác nhận cao nhất trong số những người mới nhập cảnh vào Hàn Quốc."
Chính sách phòng dịch là quyền hạn vốn có của một quốc gia, trong trường hợp số lượng lớn người được xác nhận đều đến từ một nước/khu vực nào đó thì quốc gia bản địa đương nhiên phải ngăn chặn sự lây lan bằng các biện pháp như cách ly. Tuy nhiên vấn đề là tiêu chuẩn đặt ra có thực sự hợp lý hay chưa.
Trước yêu cầu từ ngành ngoại giao Việt Nam về việc 'công bố chính xác số lượng các trường hợp được xác nhận bổ sung', cơ quan y tế Hàn Quốc đưa ra câu trả lời rằng "Trung bình một ngày có khoảng 12 người Việt Nam được xác nhận dương tính với COVID-19". Điều này có nghĩa là tất cả những người từ Việt Nam khi nhập cảnh vào Hàn Quốc đều phải cách ly chỉ vì mỗi ngày có 12 trường hợp nhiễm bệnh được phát hiện ở Hàn Quốc, nơi trung bình có hơn 300.000 trường hợp được xác nhận mỗi ngày trong 30 ngày qua tính đến ngày 27/3.
Trước đó, tại sự kiện 'Gặp gỡ Hàn Quốc (Meet Korea)' được tổ chức ở tỉnh Thanh Hóa, miền Bắc Việt Nam vào ngày 25 vừa qua, khoảng 150 công ty Hàn Quốc đã gặp gỡ đại diện của khoảng 10 chính quyền địa phương Việt Nam và thảo luận về cách thức mở rộng đầu tư. Người đứng đầu công ty A đã lên tiếng phản đối việc áp dụng chính sách máy móc của các cơ quan kiểm dịch, nói rằng: "Nếu có 12 người, tức là còn chưa bằng 0,003% số trường hợp được xác nhận hàng ngày ở Hàn Quốc". Giám đốc điều hành của Công ty B cũng cho biết, "Chúng tôi đang cố gắng bắt đầu khởi động lại các dự án khác nhau đã bị trì hoãn hơn hai năm, nhưng phía Hàn Quốc đã đơn phương chặn tuyến đường đường trên không và một lần nữa khiến chúng tôi đối mặt với một cuộc khủng hoảng. Nếu tôi nói với các đối tác Việt Nam của tôi lý do cho quyết định bắt buộc cách ly 7 ngày là "do mỗi ngày có 12 người Việt Nam nhập cảnh Hàn Quốc được xác nhận nhiễm COVID-19", thì liệu họ có tin hay không?".
Nó cũng chỉ ra rằng các cơ quan y tế Hàn Quốc đang bỏ qua tình hình kiểm dịch tại Việt Nam được cải thiện. Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan cho biết, "Chúng tôi liên tục thông báo cho các cơ quan liên quan tại Hàn Quốc rằng tỷ lệ tử vong và các trường hợp nặng ở Việt Nam đang ổn định và số trường hợp được xác nhận trong số những người từ Việt Nam nhập cảnh vào Hàn Quốc là con số không đáng kể. Xét về tầm quan trọng của giao lưu giữa hai nước nhân kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, chúng ta cần thay đổi định hướng chính sách của các cơ quan y tế của phía Hàn Quốc càng sớm càng tốt."
Một số dự đoán rằng các biện pháp kiểm dịch đơn phương của Hàn Quốc có thể dẫn đến căng thẳng thương mại giữa hai nước. Kim Han-yong, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc (KORCHAM) cho biết, "Nếu quyết định này được duy trì, các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ gặp khó khăn về kinh tế, đồng thời, các dự án chung giữa hai nước cũng sẽ xung đột về đối tượng chịu trách nhiệm. Không những vậy, tình hình còn có thể trở nên tồi tệ hơn nếu chính phủ Việt Nam bắt đầu áp dụng nguyên tắc 'có đi có lại' và đưa ra những quy định cách ly đối với người Hàn Quốc khi nhập cảnh vào quốc gia này."
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam, giới chức y tế Hàn Quốc vẫn chưa có động thái thay đổi quyết định. Một quan chức của cơ quan y tế cho biết “Chúng tôi sẽ xem xét việc này thêm một lần nữa trong cuộc họp chung của các bộ liên quan được tổ chức vào thứ Năm hàng tuần”.