Nhạc pop Hàn Quốc (K-POP) phổ biến trên khắp thế giới tuy nhiên điều thú vị là ngay chính đất nước tạo ra nền văn hóa này - Hàn Quốc, lại không phải quốc gia tiêu thụ K-POP lớn nhất.
Đây là kết quả nghiên cứu của 'JoongAng Ilbo' gần đây sau khi phân tích lượng xem các video liên quan đến các nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc trong năm qua (từ tháng 3/2021~2/2022) trên YouTube.
Đây là kết quả nghiên cứu của 'JoongAng Ilbo' gần đây sau khi phân tích lượng xem các video liên quan đến các nhóm nhạc nổi tiếng của Hàn Quốc trong năm qua (từ tháng 3/2021~2/2022) trên YouTube.
Đầu tiên là nhóm nhạc BTS, tổng lượt xem các video (bao gồm MV chính thức, video do người hâm mộ tạo (user-created content·UCC) và video tin tức) của nhóm đạt 15,1 tỷ lượt. Trong số đó, Nhật Bản đã đóng góp hơn 2 tỷ lượt xem, trở thành "quốc gia có lượng fan thực sự lớn nhất thế giới" của BTS. Ngược lại, Hàn Quốc chỉ đóng góp 768 triệu lượt xem, xếp ở vị trí thứ 6, chiếm chưa đến 5% tổng lượt xem.
Trong số 8 nhóm nhạc và ca sĩ cá nhân có hơn 1 tỷ lượt xem video, hầu hết các khu vực chiếm số lượt xem nhiều nhất là từ nước ngoài.
Nhóm nhạc có số lượt xem video nhiều thứ hai là BLACKPINK, với tổng cộng 8,59 tỷ lượt xem trên toàn thế giới. 820 triệu trong số đó đến từ Ấn Độ. Lượng xem các video của Twice, Stray Kids, ITZY, Seventeen và các nhóm nhạc khác ở Hàn Quốc không cao bằng ở nước ngoài, trong số những đối tượng được nghiên cứu chỉ có duy nhất IU và aespa là có lượng xem ở Hàn nhiều hơn ở nước ngoài.
Năm ngoái, lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán đĩa nhạc của Hàn Quốc đã vượt quá 50 triệu bản và hơn một nửa trong số đó được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài với quy mô xuất khẩu đạt 220,85 triệu USD.
Ngoài BTS, nhóm nhạc đã trở thành một trong những ngôi sao hàng đầu thế giới, các nhóm nhạc K-POP khác cũng đạt được thành tích đáng nể.
Vào ngày 28 (theo giờ địa phương), trong bảng xếp hạng 'Billboard 200', nhóm nhạc nam Hàn Quốc Stray Kids đã vươn lên dẫn đầu với mini album "Oddinary", trở thành nghệ sĩ K-POP thứ ba đứng đầu bảng xếp hạng Billboard 200 sau BTS và SuperM.
Stray Kids đã phát hành mini album "Oddinary" vào ngày 18 tháng này và tính đến ngày 24, nó đã bán được 103.000 bản chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Stray Kids đã trở nên nổi tiếng ở các thị trường Bắc Mỹ như Mexico và Hoa Kỳ. Các video liên quan đến nhóm trên YouTube đã được xem hơn 1,75 tỷ lần, xếp thứ 4 sau BTS, BLACKPINK và Twice. Tuy nhiên, số lượt xem đến từ khán giả Hàn Quốc chỉ đạt 45,4 triệu lượt, thậm chí không lọt vào top 10 các quốc gia đóng góp nhiều lượt xem nhất. Mexico và Mỹ lần lượt ghi nhận 178 triệu và 146 triệu lượt xem, và Brazil cũng đóng góp 79,8 triệu lượt xem.
Sau khi bước vào năm nay, các nhóm nhạc K-POP đã liên tục lập kỷ lục doanh thu mới trong bối cảnh thị trường băng đĩa toàn cầu tiếp tục đi xuống.
Album đầy đủ thứ hai của NCT Dream đã được phát hành vào ngày 28/3 vừa qua, và đã bán được 700.000 bản trong ngày đầu tiên, lượng đặt trước cũng đã vượt quá 2 triệu bản. Album mới của nhóm nhạc nữ Red Velvet phát hành vào ngày 21/3 cũng đã bán được hơn 440.000 bản trong tuần đầu tiên, cao hơn gấp đôi so với doanh số của album trước (Queendom).
Trưởng nhóm PR của Hanteo Chart, Shim Se-na cho biết, "Sau BTS, doanh số bán các album K-POP tiếp tục tăng do số lượng người hâm mộ toàn cầu vẫn đang ngày một tăng lên. Hầu hết các thị trường âm nhạc, bao gồm cả Hoa Kỳ (thị trường âm nhạc lớn nhất), thường tập trung vào bài hát và phát trực tuyến, vì vậy thị trường album đang suy giảm, nhưng ngược lại người hâm mộ K-POP lại mua ngày càng nhiều album hơn. Gần đây, khi các buổi biểu diễn chưa được tổ chức lại một cách bình thường, người hâm mộ K-POP đã nỗ lực đặt mua album ngay sau khi album được phát hành nhằm tạo nên những kỷ lục mới và cũng tạo ra một số ảnh hưởng nhất định tới sự gia tăng lợi nhuận của nghệ sĩ."