Đời sống Xã hội

Nguy cơ mắc trầm cảm ở tuổi trưởng thành của người từng bị cô lập thời thơ ấu cao hơn gần 2 lần so với người bình thường

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:31 31-05-2022
Một cảnh báo đã được đưa ra rằng chấn thương do bị bắt nạt theo nhóm (bị cô lập) khi còn nhỏ có thể dẫn đến các di chứng nghiêm trọng như trầm cảm khi trưởng thành.

Kết quả phân tích "Khảo sát về bệnh tâm thần Hàn Quốc năm 2016" do nhóm nghiên cứu của Giáo sư Jun Hong-jin thuộc Khoa Sức khỏe Tâm thần của Bệnh viện Samsung Seoul công bố ngày 31 cho thấy những tổn thương do bị cô lập trong thời thơ ấu là kéo dài có thể dẫn đến các di chứng.


 

[Ảnh=Getty Images Bank]


Nghiên cứu đã đưa ra kết luận này sau khi phân tích 4.652 người trưởng thành trên 18 tuổi (độ tuổi trung bình 49,8) tham gia cuộc khảo sát. Nhóm nghiên cứu đã định nghĩa việc bị bạn bè hoặc các nhóm thanh thiếu niên trêu chọc, chế giễu, tẩy chay là bị cô lập.

Trong số những người trả lời khảo sát, 216 người (4,64%) được chẩn đoán mắc chứng trầm cảm. Nhóm nghiên cứu đã điều tra chấn thương mà họ trải qua khi còn nhỏ và phân tích mối quan hệ giữa chấn thương đó và sự khởi phát của bệnh trầm cảm sau khi trưởng thành.

Qua phân tích sâu hơn, kết quả cho thấy ở câu hỏi "bạn đã trải qua những chấn thương nào khi còn nhỏ", 59 người trả lời "chấn thương tâm lý" và "thiếu thốn tình cảm", 54 người trả lời "chấn thương thể chất", và 51 người trả lời "bị cô lập", 23 người còn lại trả lời "bạo lực tình dục". Trong số đó, 'bắt nạt' cho thấy mối liên hệ lớn nhất với việc khởi phát bệnh trầm cảm sau khi trưởng thành. So sánh xác suất mắc chứng trầm cảm khi trưởng thành, nhóm nghiên cứu giải thích rằng những người từng bị cô lập có nguy cơ mắc trầm cảm cao hơn 1,84 lần so với những người không phải trải qua trải nghiệm bị cô lập.

Ngược lại, trong nghiên cứu này, bóng ma tâm lý gây ra bởi các yếu tố khác, bao gồm chấn thương thể chất, bỏ mặc tình cảm, chấn thương tâm lý và bạo lực tình dục, không cho thấy mối tương quan trực tiếp về mặt thống kê với trầm cảm. Tuy nhiên nhóm nghiên cứu cho biết càng trải qua nhiều chấn thương thì nguy cơ mắc trầm cảm càng cao, vậy nên cũng rất khó để loại trừ các yếu tố khác. Theo phân tích, những người được hỏi trả lời rằng họ đã phải trải qua hơn 5 loại chấn thương có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 26 lần so với những người bình thường.

Để giải quyết vấn đề trên, nhóm nghiên cứu cho biết cần phải thực hiện các bước ngay lập tức để xác định bắt nạt nhóm, chẳng hạn như cô lập và kiểm tra xem liệu nó có đi kèm với chấn thương tâm lý khác hay không.

Mặt khác, nhóm nghiên cứu cho rằng, cần chú ý theo dõi trạng thái tâm lý của nạn nhân và sớm đưa nạ nhân đến gặp bác sĩ chuyên khoa tâm thần nhờ tư vấn để ngăn ngừa di chứng lâu dài.

Giáo sư Jun Hong-jin chỉ ra rằng những trải nghiệm bị cô lập trong thời thơ ấu sẽ không thể bị lãng quên khi nạn nhân lớn lên, và trong những trường hợp nghiêm trọng, nó có thể sẽ theo nạn nhân cả đời. Đặc biệt khi nạn nhân trưởng thành, họ cũng sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các mối quan hệ giữa cá nhân với đồng nghiệp hoặc người lớn tuổi, và dễ trở nên nhạy cảm. Mặc dù việc phòng ngừa vẫn là phương án hiệu quả nhất, nhưng nếu có những tình huống tương tự xảy ra thì việc tích cực đưa ra các phương pháp khắc phục cũng sẽ phần nào giảm bớt các ảnh hưởng xấu tới nạn nhân."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기