Đời sống Xã hội

Hàn Quốc tìm cách đối phó với 'vách đá nhân khẩu'…Bắt đầu thảo luận về việc mở rộng · bãi bỏ hệ thống tuổi nghỉ hưu

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)17:34 20-06-2022
Trước cuộc khủng hoảng 'vách đá dân số', hiện tượng dân số trong độ tuổi lao động đang giảm nhanh chóng, chính quyền Hàn Quốc đã quyết định bắt đầu một cuộc thảo luận xã hội về việc nên kéo dài độ tuổi nghỉ hưu hay bãi bỏ hệ thống này.

Tuy nhiên, do việc gia hạn hoặc bãi bỏ tuổi nghỉ hưu là một vấn đề nhạy cảm có thể dẫn đến sự phản đối gay gắt từ giới trẻ và xung đột thế hệ, nên vẫn chưa rõ cuộc thảo luận sẽ đi đến đâu và liệu có đạt được kết quả cụ thể hay không.


 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo 'Định hướng chính sách kinh tế mới của Chính phủ' do Bộ Chiến lược và Tài chính công bố vào ngày 20, chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch thực hiện "thảo luận xã hội về việc tiếp tục sử dụng lao động cao tuổi" là một trong những nhiệm vụ quốc gia để đối phó với những thay đổi về nhân khẩu học.

Theo Dự báo dân số trong tương lai của Cục Thống kê Quốc gia, dân số trong độ tuổi lao động (15~64 tuổi) ở Hàn Quốc sẽ giảm 35,3% từ 37,38 triệu người vào năm 2020 xuống còn 24,19 triệu người vào năm 2050.

Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động chính (25~49 tuổi) trong tổng dân số giảm từ 36,8% năm 2020 xuống còn 23,1% năm 2050.

Dân số trong độ tuổi lao động giảm nhanh chóng sẽ kéo giảm động lực sản xuất của Hàn Quốc, thêm vào đó số tiền chi cho chăm sóc và phúc lợi đối với người cao tuổi chắc chắn sẽ tăng theo cấp số nhân.

Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ xây dựng một hệ thống ứng phó hợp tác giữa chính phủ và dân sự với sự tham gia của các bộ phận liên quan, các cơ quan nghiên cứu và các chuyên gia tư nhân. 

Chính phủ sẽ đặt ra 4 kế hoạch ứng phó để mở rộng dân số hoạt động kinh tế và đối phó với tình trạng thu hẹp dân số, già hóa và tỷ lệ sinh thấp. Việc kéo dài hay bãi bỏ tuổi nghỉ hưu sẽ trở thành vấn đề mở rộng dân số hoạt động kinh tế. Thứ trưởng thứ nhất của Bộ Chiến lược và Tài chính sẽ dẫn đầu nhóm chuyên trách ứng phó với dân số. Nhóm chuyên trách sẽ bắt đầu công bố các đối sách liên quan từ tháng sau.

Bốn lĩnh vực mà chính phủ đã thiết lập kế hoạch ứng phó là mở rộng dân số hoạt động kinh tế, chuẩn bị cho một xã hội đang thu hẹp, chuẩn bị cho một xã hội già hóa và ứng phó với tỷ lệ sinh thấp.

Việc mở rộng hoặc bãi bỏ tuổi nghỉ hưu đang được thảo luận nhằm mục tiêu mở rộng dân số hoạt động kinh tế.

Để ứng phó với tình trạng giảm dân số hoạt động kinh tế, cần phải thu hút nhân lực nữ giới hoặc người cao tuổi tham gia vào thị trường lao động hoặc nhập khẩu lao động từ nước ngoài.

Chính phủ Hàn Quốc cho biết đang xem xét một phương án có thể tạo ra hiệu quả cao nhất đó là việc kéo dài hoặc xóa bỏ tuổi nghỉ hưu, thúc đẩy tái tuyển dụng lao động cao tuổi và các kế hoạch khác để tiếp tục tạo ra việc làm cho người cao tuổi cũng như điều chỉnh hệ thống tiền lương hiện hành. 

Cụ thể là tăng tuổi nghỉ hưu từ 60 lên 65 tuổi hoặc bãi bỏ hoàn toàn độ tuổi nghỉ hưu giới hạn, và cho phép các công ty tiếp tục dụng người cao tuổi ngay cả khi đã đến tuổi nghỉ hưu.

Vào tháng 5, Tòa án Tối cao tối cao đã ra phán quyết rằng chế độ giảm dần lương theo giai đoạn (Salary Peak), tức cắt giảm lương của nhân viên chỉ vì tuổi tác mà không có lý do hợp lý khác, là phân biệt đối xử theo độ tuổi.

Có thể thấy, chính phủ Hàn Quốc đã bắt đầu hành động một cách mạnh mẽ để có thể sớm bắt đầu các cuộc thảo luận xã hội một cách nghiêm túc thông qua Ủy ban Kinh tế, Xã hội và Lao động.

Tuy nhiên, còn nhiều rào cản cần vượt qua cuộc thảo luận xã hội này đạt được kết quả thực tế. Điều này là do có thể gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các công ty khi phải gánh vác chi phí lao động ngày càng tăng và từ thế hệ trẻ, những người đang chật vật trong quá trình tìm kiếm việc làm nay sẽ phải chia sẻ cơ hội công việc của họ với người lao động cao tuổi.

Ở Hàn Quốc, ngay cả trong tình trạng dân số trong độ tuổi lao động giảm nhanh, các cuộc thảo luận về việc kéo dài hoặc bãi bỏ tuổi nghỉ hưu vẫn chưa bao giờ được thảo luận một cách chính đáng. Ngay cả trong giới chính trị, các cuộc thảo luận liên quan cũng gần như 'biến mất'.

Nhiều ý kiến chỉ ra rằng, để thuyết phục các doanh nghiệp và người trẻ, cần tuyên truyền rõ ràng mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện nay, đồng thời đưa ra các biện pháp bổ sung đối với những người bị thiệt hại do việc kéo dài hoặc bãi bỏ tuổi nghỉ hưu.

Chính phủ cũng đang có kế hoạch hỗ trợ những phụ nữ bị gián đoạn sự nghiệp có cơ hội trở lại làm việc để mở rộng sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động kinh tế, và cấp mới thị thực cho lao động nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao để thu hút nhân tài quốc tế.

Đối với với tình trạng tỷ lệ sinh thấp, một kế hoạch tăng hỗ trợ tiền mặt đã được đề xuất.

Theo đó, bắt đầu từ tháng 1/2023, hỗ trợ tiền mặt cho các cặp vợ chồng có con nhỏ, nếu con dưới 1 tuổi được hỗ trợ 700.000 won/tháng, trẻ dưới 2 tuổi được hỗ trợ 350.000 won/tháng và nâng lên lần lượt là 1.000.000 won và 500.000 won kể từ 1/2024. Chính phủ cũng xúc tiến phương án kéo dài thời gian nghỉ chăm sóc con nhỏ từ một năm thành một năm rưỡi.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기