Đời sống Xã hội

Tin tức tuyển chọn ngày 16/8/2022 của Kinh Tế AJU

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:48 16-08-2022
Những thông tin dưới đây là bản tổng hợp một số tin tức nổi bật tại Hàn Quốc ngày 16/8/2022.

 

[Ảnh=Yonhap News]

100 ngày điều hành chính phủ của Tổng thống Yoon Suk-yeol
Ngày 17/8 sẽ đánh dấu ngày cầm quyền thứ 100 của Chính quyền Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Trong 3 tháng đầu, tổng thống Yoon đã điều hành đất nước với không ít nhiệm vụ phải giải quyết như di chuyển văn phòng của tổng thống từ Nhà Xanh sang Yongsan, tổ chức hội nghị thượng đỉnh Hàn-Mỹ, điều hành cuộc bầu cử địa phương (ngày 1/6). Và trong khoảng thời gian tiếp theo, có vẻ như chính quyền tổng thống Yoon đã đến thời điểm cần phải xem xét việc cải tổ chính phủ trong bối cảnh dư luận chỉ trích về các vấn đề nhân sự, nội bộ xáo trộn của đảng cầm quyền cũng như các nhầm lẫn về chính sách. Kế hoạch quốc gia sẽ được công bố tại buổi lễ kỷ niệm Ngày Giải phóng (ngày 15/8) và cuộc họp báo 100 ngày nhậm chức (ngày 17/8) dự kiến sẽ là bước ngoặt để phân định liệu các vấn đề rắc rối nêu trên sẽ được giải quyết ổn thỏa hay tiếp tục trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, văn phòng tổng thống dự kiến sẽ tiến hành cải tổ một phần ban tham mưu nhân dịp 100 ngày nhậm chức. Đáng chú ý là thông qua cải cách con người và tái cơ cấu nội bộ, liệu hành động này có tạo ra một bước đột phá để khôi phục động lực quốc gia và đảo ngược tình thế hay không.

 

(Từ trái qua) Các vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Hàn Quốc Wooribyeol-1 (tháng 8/1992), Arirang-1 (tháng 12/1999), Vệ tinh Khoa học và Công nghệ-1 (tháng 9/2003), Naro (tháng 1/2013), Nuri (tháng 6/2022), Danuri (tháng 8/2022) [Ảnh=Yonhap News]

Hàn Quốc đứng thứ 7 trong xếp hạng bằng sáng chế quốc tế cho lĩnh vực khoa học công nghệ vũ trụ
Theo Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Hàn Quốc vào ngày 15, trong giai đoạn 1990~2020, Hàn Quốc đứng thứ 7 với 840 bằng sáng chế khoa học công nghệ vũ trụ, chiếm 4% tổng số bằng sáng chế. Mỹ là quốc gia đứng đầu với 6.226 bằng sáng chế, tiếp theo là Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Nga và Đức. Tại Hàn Quốc, các đơn xin cấp bằng sáng chế cũng ngày càng tăng do công nghệ đã được tích lũy thông qua quá trình phát triển liên tục của các loại tên lửa đẩy như Naro (2009, 2013) và Nuri (2021, 2022). Trong đó, chiếm đa số là bằng sáng chế là của Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ với ít nhất là 476 chứng nhận, và chỉ có 89 bằng sáng chế là đến từ các công ty tư nhân.

 

[Ảnh=Yonhap News]

Thành phố Seoul quyết định thay đổi thương hiệu 'I·SEOUL·U' sau 7 năm
Vào ngày 16, chính quyền thành phố Seoul thông báo hiện đang trong quá trình phát triển ra thương hiệu mới đại diện cho thành phố. Thị trưởng Oh Se-hoon đã bày tỏ ý định thay thế thương hiệu 'I · SEOUL · U' với lý do rằng ý nghĩa của cụm từ này quá mơ hồ và thiếu sức mạnh truyền thông. Với mục tiêu sẽ chọn ra được thương hiệu mới vào cuối năm nay, chính quyền thành phố Seoul có kế hoạch phát triển thương hiệu thành phố theo 4 giai đoạn: ▲ thu thập ý kiến ​​từ người dân và khách nước ngoài ▲ các chuyên gia xây dựng phác thảo các thương hiệu ▲ lựa chọn phương án cuối cùng ▲ tinh chỉnh và truyền bá thương hiệu. Lựa chọn cuối cùng sẽ được công bố vào tháng 12 tại lễ khai mạc 'Diễn đàn năng lực cạnh tranh đô thị' với sự tham gia của các chuyên gia đô thị trong và ngoài nước. Thủ đô Seoul có kế hoạch bắt đầu sử dụng thương hiệu mới trong tiếp thị thành phố toàn cầu kể từ năm 2023.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기