Làng Việt Nam duy nhất tại Hàn Quốc sẽ được xây dựng tại huyện Bonghwa, tỉnh Gyeongbuk.
Park Hyun-guk Chủ tịch huyện Bonghwa đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc vào ngày 17 và gặp gỡ Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng để thảo luận về cách thức hợp tác thúc đẩy dự án xây dựng Làng Việt Nam ở Bonghwa.
Park Hyun-guk Chủ tịch huyện Bonghwa đã đến thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc vào ngày 17 và gặp gỡ Đại sứ Nguyễn Vũ Tùng để thảo luận về cách thức hợp tác thúc đẩy dự án xây dựng Làng Việt Nam ở Bonghwa.
Cư dân địa phương của huyện Bonghwa đánh giá cao việc xây dựng làng Việt Nam tạo địa phương và nhận định rằng cùng với dãy núi Baekdudaegan vốn đã nổi tiếng, nền kinh tế của huyện Bonghwa có thể sẽ được tiếp thêm sinh khí khi có thêm cơ hội cung cấp các điểm tham quan và trải nghiệm văn hóa độc đáo.
Tại buổi làm việc, chủ tịch Park đã giải thích về kế hoạch và tính khả thi của 'Dự án xây dựng làng Việt Nam ở Bonghwa', đồng thời đề nghị sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của cả Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc để dự án được tiến hành thuận lợi.
Ngoài ra, để kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Việt Nam, hai bên nhất trí cùng nhau nỗ lực trong việc thực hiện dự án xây dựng Làng Việt Nam ở Bonghwa nhằm mở rộng giao lưu song phương và thúc đẩy trải nghiệm văn hóa Việt Nam để dự án có thể được thông qua như một chính sách quốc gia.
Làng Việt Nam ở Bonghwa là dự án được lên kế hoạch nhằm thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác đa dạng giữa huyện Bonghwa và Việt Nam trong các lĩnh vực du lịch, văn hóa, giáo dục với mô típ dựa trên di tích Trung Hiếu Đường (충효당·忠孝堂) của Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường (이용상·李龍祥) trong lịch sử của Hàn Quốc và Việt Nam và cháu nội đời thứ 13 của ông là Lý Trường Phát (이장발·李長發), người đã hi sinh anh dũng trong cuộc chiến tranh Nhật Bản - Triều Tiên.
Huyện có kế hoạch xây dựng một làng truyền thống Việt Nam bao gồm các cơ sở đào tạo và lưu trú, một phòng biểu diễn văn hóa trên khu đất rộng 38.350m2 xung quanh Changpyeong-ri, Bongseong-myeon, Bonghwa.
Chủ tịch huyện Park Hyun-guk cho biết, "Khi dự án này được hoàn thiện và đưa vào vận hành, nó có thể thu được lợi ích kinh tế trung bình là 3,7 tỷ won/năm bằng cách thu hút 100.000 khách du lịch mỗi năm và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra việc làm cho 482 người dân. Chúng tôi sẽ tập trung năng lực hành chính để thúc đẩy thành công dự án xây dựng làng Việt Nam ở Bonghwa."
Mặt khác, theo gia phả và bia tưởng niệm còn lưu giữ tại khu Trung Hiếu Đường, cách đây khoảng 800 năm, Hoàng tử Lý Long Tường cùng tôn thất vượt biển sang Cao Ly, ông và gia quyến được nhà vua Kojong đối đãi rất tốt. Khi quân Mông Cổ xâm lăng Cao Ly, Lý Long Tường dù tuổi cao, nhưng vẫn cưỡi ngựa trắng đôn đốc binh sĩ, dân chúng trong vùng xây thành An Nam đánh bại giặc Nguyên Mông, ông được nhà vua phong làm Tướng quân, cho lập bia ghi ơn công trạng, đổi tên nơi họ Lý trú ngụ là Hoa Sơn. Hiện tại ở huyện Bonghwa-gun, Trung Hiếu Đường là di tích duy nhất của con cháu nhà Lý còn sót lại trên đất nước Hàn Quốc.