Đời sống Xã hội

Thặng dư sở hữu trí tuệ 6 tháng đầu năm của Hàn Quốc ghi nhận mức cao kỷ lục 370 triệu USD

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)16:19 26-09-2022
Trong nửa đầu năm nay, cán cân thương mại sở hữu trí tuệ của Hàn Quốc đã ghi nhận mức thặng dư lớn nhất từ ​​trước đến nay. Phân tích chỉ ra rằng có được kết quả này là do ảnh hưởng của việc xuất khẩu nội dung Hàn Quốc (K-content) đã tăng mạnh nhờ vào sự nổi tiếng của Kpop với các nhóm nhạc toàn cầu như BTS, BLACKPINK.

 

[Ảnh=Yonhap News]


Theo 'Cán cân thương mại sở hữu trí tuệ nửa đầu năm 2022 (tạm thời)' do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố ngày 23, cán cân thương mại sở hữu trí tuệ trong nước trong 6 tháng đầu năm 2022 là 370 triệu USD, chuyển sang thặng dư so với so với cùng kỳ năm ngoái (-70 triệu USD).

Đây là mức cao nhất từng được ghi nhận trên cơ sở 6 tháng (nửa năm) kể từ khi tổng hợp các số liệu thống kê liên quan vào năm 2010. Thời kỳ ghi nhận thặng dư cao thứ hai là vào 6 tháng cuối năm 2019, khi cán cân thương mại sở hữu trí tuệ đạt 350 triệu đô la.

Xuất khẩu âm nhạc (K-pop), phim truyền hình (K-drama), phim điện ảnh, webtoon và các tác phẩm văn học đã có tác động đáng kể đến việc mở rộng thặng dư bản quyền văn hóa và nghệ thuật, nghiên cứu phát triển (R&D) và phần mềm (software).

Tuy nhiên, 'Squid Game', bộ phim giành chiến thắng tại giải Emmy lại không có tác động đáng kể đến thặng dư thương mại sở hữu trí tuệ, lý do là bởi Netflix mới là bên nắm giữ sở hữu bản quyền.

Lim In-hyuk, trưởng nhóm phụ trách cán cân thanh toán tại Cục Thống kê Quốc tế của Ngân hàng Hàn Quốc, cho biết: "Sự gia tăng thặng dư tài sản trí tuệ là kết quả của gia tăng xuất khẩu nội dung Hallyu như âm nhạc, phim truyền hình và phim điện ảnh từ các công ty giải trí, nhà sản xuất phim trong nước. Đặc biệt, có thể nói rằng BTS và Blackpink là một trong những yếu tố chủ yếu góp phần làm tăng mức thặng dư."

Lợi nhuận bản quyền thặng dư 870 triệu USD, giảm so với cùng kỳ năm ngoái (1,04 tỷ USD). Thặng dư trong bản quyền văn hóa và nghệ thuật như âm nhạc và video là 380 triệu USD, tăng nhẹ so với nửa đầu năm ngoái (330 triệu USD).

Do việc xuất khẩu bản quyền âm nhạc và video từ các công ty giải trí tăng đáng kể, bản quyền âm nhạc và video đã ghi nhận thặng dư 400 triệu USD. Đây là mức thặng dư lớn thứ hai tính trên cơ sở nửa năm. R&D và bản quyền phần mềm ghi nhận thặng dư 490 tỷ USD.

Xét theo quốc gia, thặng dư đến từ Việt Nam ghi nhận con số lớn nhất với 1,12 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc (1,09 tỷ đô la) và Nhật Bản (-220 triệu đô la).

Trưởng nhóm Lim giải thích "Lợi nhuận bản quyền văn hóa nghệ thuật trong 6 tháng đầu năm nay phần lớn phát sinh từ lợi nhuận bản quyền âm nhạc và video, chủ yếu là xuất khẩu âm nhạc và video sang Nhật Bản. Thêm vào đó, xuất khẩu nội dung sang các quốc gia khác cũng đã được cải thiện rất nhiều."

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기