Đời sống Xã hội

Doanh nghiệp Hàn Quốc kinh doanh tại Việt Nam nhận định "Triển vọng về môi trường kinh doanh ở Việt Nam đang xấu đi"

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:18 06-02-2023
Khoảng một nửa số công ty Hàn Quốc đang kinh doanh tại Việt Nam lo ngại môi trường kinh doanh sẽ xấu đi trong tương lai với nguyên nhân chủ yếu do các quy định của chính phủ Việt Nam.

 

Kim ngạch thương mại Hàn - Việt (đơn vị: trăm triệu USD) [Đồ họa=AJU News]

Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET) và Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Korcham Việt Nam) đã thực hiện khảo sát về môi trường kinh doanh của 326 công ty Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam và 49,7% trong số đó dự đoán môi trường bên trong sẽ xấu đi trong tương lai.

Nguyên nhân khiến các công ty Hàn Quốc nhận định môi trường kinh doanh xấu đi là do chính sách của chính phủ Việt Nam (38%), chi phí sản xuất gia tăng (24%) và các quy định đối với công ty nước ngoài (18%).

Trong đó, hơn một nửa số công ty Hàn Quốc (62,8%) trả lời rằng biện pháp để đối phó với môi trường doanh nghiệp như vậy là "chấp nhận". Theo đó, chính phủ Hàn Quốc rất cần chuẩn bị các biện pháp đối phó cụ thể hơn.

Trên thực tế, chuỗi cung ứng của các công ty sản xuất Hàn Quốc đã tham gia vào thị trường địa phương vẫn có cấu trúc ba bên bao gồm Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc về các nguồn thu mua nguyên vật liệu thô. So với khảo sát tìm hiểu thực tế năm 2021, tỷ lệ mua sắm từ Hàn Quốc tăng 9,1%p.

Theo khảo sát, địa điểm bán sản phẩm do các công ty Hàn Quốc sản xuất tại Việt Nam là 23,4% cho các công ty Hàn Quốc hoạt động tại Việt Nam; 11,8% cho công ty Việt Nam; 9,8% cho người tiêu dùng Việt Nam; tương đương với tổng cộng 51,3% sản phẩm đã được bán tại thị trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, tỷ lệ bán hàng sang Hàn Quốc là 23,4%, Bắc Mỹ 9,2%, Châu Âu 6,2%, Đông Nam Á 4,3% và Nhật Bản 2,7%.

Tình hình kinh doanh của các công ty Hàn Quốc năm ngoái được cho là đã được cải thiện so với năm 2021. Tỷ lệ người tham gia khảo sát cho rằng "doanh số bán hàng có sự gia tăng" đã tăng nhẹ so với cuộc khảo sát năm 2021. Trong đó, nguyên nhân giúp tăng doanh thu là do nhu cầu địa phương tăng, nhu cầu xuất khẩu tăng, chất lượng sản phẩm cải thiện, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh.

Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại giải thích rằng tình hình kinh doanh của các công ty Hàn Quốc được cải thiện khi điều kiện kinh tế ghi nhận phục hồi chẳng hạn như tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt mức 8% so với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của chính phủ Việt Nam năm 2021 do áp dụng nhiều biện pháp phòng chống dịch cường độ cao.

Khi được hỏi về các vấn đề pháp lý nhạy cảm nhất đối với hoạt động kinh doanh, các công ty được khảo sát cho biết "giấy phép" (51,5%), "các thông lệ không minh bạch" (48,2%) và "thuế" (42,5%) lần lượt là những vấn đề gây nhiều khó khăn nhất. Ngược lại, trong cuộc khảo sát năm 2021, tác động của các biện pháp phòng chống dịch là lớn nhất. Theo đó, có thể thấy câu trả lời của năm 2022 đã phản ánh đúng thực tế môi trường kinh doanh cơ bản ở Việt Nam hơn so với năm trước đó.

KIET cho biết, mặc dù môi trường kinh doanh cho các công ty vào Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với năm ngoái tuy nhiên quy định của chính phủ, bao gồm các quy định liên quan đến giấy phép được công nhận là những yếu tố rất nhạy cảm do đó rất cần sự can thiệp tích cực của chính phủ Hàn Quốc.

Một quan chức của KIET cho biết: "Hiện nay, thương mại song phương và đầu tư trực tiếp của các công ty Hàn Quốc đã tăng đáng kể về số lượng, do đó cần phải xem xét toàn diện giá trị chiến lược của Việt Nam và cũng như các yêu cầu hợp tác công nghiệp của phía Việt Nam đối với Hàn Quốc. Các công ty Hàn Quốc tham gia thị trường cần phải chuẩn bị các chiến lược trung và dài hạn, bao gồm cả việc đóng góp cho nền kinh tế địa phương."

 

Sáng 30/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc đối thoại với Đại sứ Hàn Quốc và đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam. Đại diện các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam tham dự buổi làm việc. [Ảnh=TTXVN]

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기