Sau nhiều năm phủ nhận tất cả cáo buộc liên quan tới các vụ thảm sát tại miền Trung Việt Nam, lần đầu tiên chính phủ Hàn Quốc công nhận chịu trách nhiệm về việc quân đội Hàn Quốc đã tàn sát dân thường trong Chiến tranh Việt Nam.
Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã đưa ra phán quyết trong phiên sơ thẩm rằng chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường cho nạn nhân của các vụ thảm sát thường dân do quân đội Hàn Quốc thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là phán quyết đầu tiên trong đó chính phủ Hàn Quốc thừa nhận rằng họ có trách nhiệm phải bồi thường cho các vụ thảm sát.
Tại Toà dân sự số 68 Tòa án Quận Trung tâm Seoul ngày 7, Thẩm phán Park Jin-soo chủ tọa phiên tòa của bà Nguyễn Thị Thanh (nguyên đơn) với cáo buộc chính phủ Hàn Quốc vì tội ác chiến tranh, yêu cầu lời xin lỗi chính thức và khoản tiền bồi thường đã đưa ra phán quyết công nhận yêu cầu của nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại 30 triệu won.
Bồi thẩm đoàn Tòa án Quận Trung tâm Seoul cho biết "Bồi thẩm đoàn công nhận sự thật: Vào ngày 12 tháng 2 năm 1968, Đại đội 1 thuộc Lữ đoàn 2 (đơn vị Rồng Xanh) Thủy quân lục chiến Hàn Quốc đã tiếp cận nhà nguyên đơn trong một cuộc hành quân và dùng súng đe dọa gia đình nguyên đơn buộc gia đình nguyên đơn phải rời khỏi hầm phòng không. Ngay khi gia đình nguyên đơn và người thân bước ra ngoài, vụ nổ súng đã được diễn ra."
"Hậu quả là dì, con trai dì, chị gái và em trai của nguyên đơn đã tử vong tại chỗ, còn nguyên đơn và cha của nguyên đơn bị thương nặng. Những hành động này rõ ràng là bất hợp pháp", bồi thẩm đoàn kết luận.
Bồi thẩm đoàn cũng giải thích thêm "(để đưa ra phán quyết này) Chúng tôi đã xem xét tính bất hợp pháp của vụ án, tuổi tác của nguyên đơn, mức độ thiệt hại do hành vi trái pháp luật, mức độ vi phạm nhân quyền và số tiền được công nhận trong các vụ án tương tự của tòa án cấp dưới."
Trước đó, tháng 4/2020, bà Nguyễn Thị Thanh đệ đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc đòi bồi thường 30 triệu won liên quan đến vụ thảm sát dân thường tại làng Phong Nhị. Bà cho biết ngày 12/2/1968, các binh sĩ thuộc đơn vị Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã thảm sát khoảng 70 thường dân ở thôn Phong Nhị, huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Trong quá trình xét xử, các cựu chiến binh và nhân chứng Việt Nam đã trực tiếp ra tòa làm nhân chứng.
Ông A, cựu chiến binh tham gia chiến tranh Việt Nam, đã làm chứng trước tòa vào tháng 11/2021 "(tôi) đã chứng kiến cảnh giết người dân thường trong chiến dịch".
Vào tháng 8/2020, ông Nguyễn Đức Chơi, chú của bà Nguyễn Thị Thanh, là một dân quân vào thời điểm đó, cũng đã xuất hiện với tư cách là nhân chứng.
Ông Nguyễn Đức Chơi cho biết "Tôi đã chứng kiến cảnh quân đội Hàn Quốc tàn sát thường dân tại thị trấn Phong Nhi ngày 12/2/1968. Binh lính Hàn Quốc đã tập hợp người dân, sau khi bắn hết dân làng, họ (binh lính Hàn Quốc) ném lựu đạn để đốt nhà và thi thể".
Phản bác lại lập trường này, chính phủ Hàn Quốc cho rằng "Việt Cộng có khả năng ngụy trang thành quân đội Hàn Quốc hoặc đây là sự can thiệp của lực lượng chiến tranh tâm lý Bắc Triều Tiên. Chỉ với lời khai của nạn nhân hoặc nhân chứng rằng họ mặc quân phục Hàn Quốc và không nói tiếng Việt không thể chứng minh là quân đội của chúng tôi là thủ phạm".
Cũng có ý kiến cho rằng ngay cả khi quân đội Hàn Quốc sát hại dân thường, trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam đang phát triển thành chiến tranh du kích, đây vẫn có thể coi là một hành động chính đáng.
Tuy nhiên, tòa án đã không chấp nhận những ý kiến này. Theo đó, phán quyết lần này của Tòa án Quận Trung tâm Seoul là phán quyết đầu tiên thừa nhận trách nhiệm bồi thường của chính phủ Hàn Quốc đối với các vụ thảm sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam.
Tòa án Quận Trung tâm Seoul đã đưa ra phán quyết trong phiên sơ thẩm rằng chính phủ Hàn Quốc phải bồi thường cho nạn nhân của các vụ thảm sát thường dân do quân đội Hàn Quốc thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là phán quyết đầu tiên trong đó chính phủ Hàn Quốc thừa nhận rằng họ có trách nhiệm phải bồi thường cho các vụ thảm sát.
Bồi thẩm đoàn Tòa án Quận Trung tâm Seoul cho biết "Bồi thẩm đoàn công nhận sự thật: Vào ngày 12 tháng 2 năm 1968, Đại đội 1 thuộc Lữ đoàn 2 (đơn vị Rồng Xanh) Thủy quân lục chiến Hàn Quốc đã tiếp cận nhà nguyên đơn trong một cuộc hành quân và dùng súng đe dọa gia đình nguyên đơn buộc gia đình nguyên đơn phải rời khỏi hầm phòng không. Ngay khi gia đình nguyên đơn và người thân bước ra ngoài, vụ nổ súng đã được diễn ra."
"Hậu quả là dì, con trai dì, chị gái và em trai của nguyên đơn đã tử vong tại chỗ, còn nguyên đơn và cha của nguyên đơn bị thương nặng. Những hành động này rõ ràng là bất hợp pháp", bồi thẩm đoàn kết luận.
Bồi thẩm đoàn cũng giải thích thêm "(để đưa ra phán quyết này) Chúng tôi đã xem xét tính bất hợp pháp của vụ án, tuổi tác của nguyên đơn, mức độ thiệt hại do hành vi trái pháp luật, mức độ vi phạm nhân quyền và số tiền được công nhận trong các vụ án tương tự của tòa án cấp dưới."
Trước đó, tháng 4/2020, bà Nguyễn Thị Thanh đệ đơn kiện Chính phủ Hàn Quốc đòi bồi thường 30 triệu won liên quan đến vụ thảm sát dân thường tại làng Phong Nhị. Bà cho biết ngày 12/2/1968, các binh sĩ thuộc đơn vị Rồng Xanh của quân đội Hàn Quốc đã thảm sát khoảng 70 thường dân ở thôn Phong Nhị, huyện Điện Bàn, Tỉnh Quảng Nam, Việt Nam.
Trong quá trình xét xử, các cựu chiến binh và nhân chứng Việt Nam đã trực tiếp ra tòa làm nhân chứng.
Ông A, cựu chiến binh tham gia chiến tranh Việt Nam, đã làm chứng trước tòa vào tháng 11/2021 "(tôi) đã chứng kiến cảnh giết người dân thường trong chiến dịch".
Vào tháng 8/2020, ông Nguyễn Đức Chơi, chú của bà Nguyễn Thị Thanh, là một dân quân vào thời điểm đó, cũng đã xuất hiện với tư cách là nhân chứng.
Ông Nguyễn Đức Chơi cho biết "Tôi đã chứng kiến cảnh quân đội Hàn Quốc tàn sát thường dân tại thị trấn Phong Nhi ngày 12/2/1968. Binh lính Hàn Quốc đã tập hợp người dân, sau khi bắn hết dân làng, họ (binh lính Hàn Quốc) ném lựu đạn để đốt nhà và thi thể".
Phản bác lại lập trường này, chính phủ Hàn Quốc cho rằng "Việt Cộng có khả năng ngụy trang thành quân đội Hàn Quốc hoặc đây là sự can thiệp của lực lượng chiến tranh tâm lý Bắc Triều Tiên. Chỉ với lời khai của nạn nhân hoặc nhân chứng rằng họ mặc quân phục Hàn Quốc và không nói tiếng Việt không thể chứng minh là quân đội của chúng tôi là thủ phạm".
Cũng có ý kiến cho rằng ngay cả khi quân đội Hàn Quốc sát hại dân thường, trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam đang phát triển thành chiến tranh du kích, đây vẫn có thể coi là một hành động chính đáng.
Tuy nhiên, tòa án đã không chấp nhận những ý kiến này. Theo đó, phán quyết lần này của Tòa án Quận Trung tâm Seoul là phán quyết đầu tiên thừa nhận trách nhiệm bồi thường của chính phủ Hàn Quốc đối với các vụ thảm sát thường dân trong chiến tranh Việt Nam.