Để thiết lập cơ sở hạ tầng giao hàng trong ngày trên toàn quốc, Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc đã công bố kế hoạch thương mại hóa việc giao hàng bằng robot và giao hàng bằng máy bay không người lái (drone) trong vòng 3~4 năm tới. Chính phủ Hàn Quốc cũng cho biết sẽ tích cực hỗ trợ quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngành hậu cần và dỡ bỏ các quy định liên quan đến việc xây dựng các trung tâm hậu cần ở khu vực thành thị.
Ngày 20, thông qua một thông cáo báo chí, Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Hàn Quốc đã công bố 'Kế hoạch thiết lập cơ sở hạ tầng hậu cần thông minh' với nội dung liên quan đến thương mại hóa việc giao hàng bằng robot vào năm 2026 và giao hàng bằng máy bay không người lái vào năm 2027. Bên cạnh đó, Bộ cũng cho phép các doanh nghiệp vận hành các kho hậu cần quy mô nhỏ (micro-fulfillment center·MFC) ở khu vực đô thị để có thể thực hiện giao hàng nhanh chóng với thời gian được cắt giảm đáng kể, chỉ tốn khoảng 30 phút đến 1 giờ. Các trung tâm hậu cần quy mô nhỏ sẽ được tối ưu hóa cho khu vực đô thị và áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để dự đoán nhu cầu đặt hàng và quản lý hàng tồn kho cũng như bắt đầu giao hàng ngay khi có đơn đặt hàng.
Trong giai đoạn đầu, Bộ sẽ hỗ trợ hỗ trợ phát triển và chứng thực về mặt kỹ thuật các công nghệ tư nhân, đồng thời thúc đẩy việc tạo ra một khu vực thử nghiệm chuyên dụng cho việc giao hàng bằng robot và drone. Ngoài ra, một nền tảng thể chế chẳng hạn như luật giao hàng không người lái và các tiêu chuẩn an toàn, cũng sẽ được từng bước thiết lập nhằm đảm bảo an toàn cho việc giao hàng bằng máy bay không người lái.
Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ thành lập một cơ quan tư vấn liên kết công-tư (tên dự kiến là Hội đồng Phát triển Hậu cần thông minh) với sự tham gia của các công ty từ nhiều lĩnh vực khác nhau như hậu cần, nền tảng (platforn) và CNTT vào nửa đầu năm nay để khám phá ra mô hình thương mại hóa phù hợp. Cũng trong năm nay, chính phủ Hàn Quốc sẽ thiết lập các khu vực thí điểm nơi xe tải không người lái có thể hoạt động.
Bộ trưởng Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Won Hee-ryong cho biết, "Ngành hậu cần là ngành then chốt dẫn dắt nền kinh tế quốc gia. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp cho cuộc sống của người dân thuận tiện hơn, đồng thời giúp nền kinh tế quốc gia phát triển hơn nữa thông qua những đổi mới mới trong ngành hậu cần."
Trong giai đoạn đầu, Bộ sẽ hỗ trợ hỗ trợ phát triển và chứng thực về mặt kỹ thuật các công nghệ tư nhân, đồng thời thúc đẩy việc tạo ra một khu vực thử nghiệm chuyên dụng cho việc giao hàng bằng robot và drone. Ngoài ra, một nền tảng thể chế chẳng hạn như luật giao hàng không người lái và các tiêu chuẩn an toàn, cũng sẽ được từng bước thiết lập nhằm đảm bảo an toàn cho việc giao hàng bằng máy bay không người lái.
Chính phủ Hàn Quốc cũng sẽ thành lập một cơ quan tư vấn liên kết công-tư (tên dự kiến là Hội đồng Phát triển Hậu cần thông minh) với sự tham gia của các công ty từ nhiều lĩnh vực khác nhau như hậu cần, nền tảng (platforn) và CNTT vào nửa đầu năm nay để khám phá ra mô hình thương mại hóa phù hợp. Cũng trong năm nay, chính phủ Hàn Quốc sẽ thiết lập các khu vực thí điểm nơi xe tải không người lái có thể hoạt động.
Bộ trưởng Bộ Đất đai Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Won Hee-ryong cho biết, "Ngành hậu cần là ngành then chốt dẫn dắt nền kinh tế quốc gia. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giúp cho cuộc sống của người dân thuận tiện hơn, đồng thời giúp nền kinh tế quốc gia phát triển hơn nữa thông qua những đổi mới mới trong ngành hậu cần."