'ChatGPT'- hộp trò chuyện (chatbot) sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây bão toàn cầu với kỷ lục đạt mốc 100 triệu người dùng nhanh nhất lịch sử, chỉ hai tháng sau khi ra mắt. Tại Hàn Quốc, ChatGPT cũng đã bắt đầu được sử dụng trong trường học, doanh nghiệp hay thậm chí là đặt tiêu đề cho thông cáo báo chí của cơ quan chính phủ.
Ngày 23, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin (KH&CNTT) Hàn Quốc cho biết tiêu đề của thông cáo báo chí được phân phối chính thức tới các cơ quan truyền thông vào hôm 22/2 là do ChatGPT soạn thảo. Nội dung của thông cáo báo chí hôm 22 là về việc Bộ KH&CNTT đã tổ chức một buổi thuyết giảng đặc biệt của các chuyên gia để nâng cao hiểu biết về chatbot AI cũng như tìm kiếm các giải pháp ứng dựng chatbot AI cho đối tượng là cán bộ nhân viên thuộc Bộ.
Trước đó vào ngày 27/1 trong cuộc họp báo cáo công việc của các bộ ban ngành với tổng thống, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng đã đề cập trực tiếp rằng "Tôi hy vọng các quan chức chính phủ đều có thể ứng dụng linh hoạt ChatGPT". Theo đó, việc ChatGPT được thực sự được sử dụng trong công việc của Bộ KH&CNTT dường như cũng là một lời đồng tình với ý kiến của tổng thống Yoon.
Với lần thử nghiệm đầu tiên này, ChatGPT mới chỉ đảm nhiệm việc đặt tiêu đề cho thông cáo báo chí, nhưng trong tương lai không xa, không thể loại trừ khả năng toàn bộ nội dung của các thông cáo báo chí sẽ hoàn toàn do ChatGPT soạn thảo. Bởi vì ngay trong buổi thuyết giảng về chatbot AI tại Bộ KH&CNTT, đã có cuộc thử nghiệm về việc ứng dụng ChatGPT vào một số công việc như viết emai, soạn thảo thông cáo báo chí, viết bài quảng bá trên SNS.
Hôm 22, Lee Jong-ho, Bộ trưởng Bộ KH&CNTT, cũng gặp gỡ các công ty dẫn đầu ngành công AI tại Hàn Quốc như LG, SK Telecom và Naver để thảo luận về xu hướng của ChatGPT và phương hướng cho các chính sách liên quan. Bộ trưởng Lee nhấn mạnh "ChatGPT là một tín hiệu cho thấy AI đang trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta."
Ngày 23, Bộ Khoa học và Công nghệ Thông tin (KH&CNTT) Hàn Quốc cho biết tiêu đề của thông cáo báo chí được phân phối chính thức tới các cơ quan truyền thông vào hôm 22/2 là do ChatGPT soạn thảo. Nội dung của thông cáo báo chí hôm 22 là về việc Bộ KH&CNTT đã tổ chức một buổi thuyết giảng đặc biệt của các chuyên gia để nâng cao hiểu biết về chatbot AI cũng như tìm kiếm các giải pháp ứng dựng chatbot AI cho đối tượng là cán bộ nhân viên thuộc Bộ.
Trước đó vào ngày 27/1 trong cuộc họp báo cáo công việc của các bộ ban ngành với tổng thống, tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng đã đề cập trực tiếp rằng "Tôi hy vọng các quan chức chính phủ đều có thể ứng dụng linh hoạt ChatGPT". Theo đó, việc ChatGPT được thực sự được sử dụng trong công việc của Bộ KH&CNTT dường như cũng là một lời đồng tình với ý kiến của tổng thống Yoon.
Với lần thử nghiệm đầu tiên này, ChatGPT mới chỉ đảm nhiệm việc đặt tiêu đề cho thông cáo báo chí, nhưng trong tương lai không xa, không thể loại trừ khả năng toàn bộ nội dung của các thông cáo báo chí sẽ hoàn toàn do ChatGPT soạn thảo. Bởi vì ngay trong buổi thuyết giảng về chatbot AI tại Bộ KH&CNTT, đã có cuộc thử nghiệm về việc ứng dụng ChatGPT vào một số công việc như viết emai, soạn thảo thông cáo báo chí, viết bài quảng bá trên SNS.
Hôm 22, Lee Jong-ho, Bộ trưởng Bộ KH&CNTT, cũng gặp gỡ các công ty dẫn đầu ngành công AI tại Hàn Quốc như LG, SK Telecom và Naver để thảo luận về xu hướng của ChatGPT và phương hướng cho các chính sách liên quan. Bộ trưởng Lee nhấn mạnh "ChatGPT là một tín hiệu cho thấy AI đang trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta."
◆ Năng lực sử dụng AI cũng là một kỹ năng quan trọng
ChatGPT không chỉ có tác động đối với chính phủ mà còn đang dần trở nên nghiêm túc hơn đối với giới học thuật.
Vào thời điểm khi ChatGPT mới xuất hiện, có nhiều trường đại học cấm sinh viên sử dụng ChatGPT trong các bài tập tuy nhiên bây giờ còn có giáo sư yêu cầu phải sử dụng ChatGPT trong bài tập.
Jung Seung-ik, giáo sư tại Đại học Seoul Cyber đã thông báo rằng khi nộp bài tập của môn học mới 'Hiện trạng và tương lai của metaverse' trong học kỳ này nhất định phải bao gồm nội dung do ChatGPT viết.
Thông qua phần kế hoạch giảng dạy, giáo sư Jung nhấn mạnh "Chatbot AI không hoàn hảo nhưng nó cũng đang giúp con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Việc sử dụng các công cụ hữu ích để vượt qua giới hạn suy nghĩ của bản thân cũng là một phần của tiết học". Giáo sư Jung cũng cho biết đã sử dụng AI phần kế hoạch giảng dạy, cụ thể ChatGPT đã soạn thảo phần giới thiệu bài giảng trong kế hoạch giảng dạy.
Tuy các lớp học trực tiếp tiếp nhận ChatGPT như lớp của giáo sư Jung chưa phổ biến, tuy nhiên có thể thấy khả năng sử dụng AI như ChatGPT sẽ dần trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực giáo dục.
Trong một bài giảng về 'Hội nghị giáo dục kỹ thuật số' được tổ chức vào hôm 22/2, Lee Kwang-hyung Chủ tịch của Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết, "Với sự ra đời của ChatGPT, chức năng chuyển giao kiến thức trong lĩnh vực giáo dục sẽ bị suy yếu. Tuy vẫn chưa hoàn thiện nhưng không thể phủ nhận rằng ChatGPT có trí thông minh vượt trội hơn con người trong nhiều lĩnh vực. Cũng giống như khi xuất hiện máy tính thì khả năng tính nhẩm của con người đã giảm đi, bây giờ ý nghĩa và sự cần thiết để cạnh tranh trong việc xem ai có nhiều kiến thức hơn cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa."
Chủ tịch Lee cũng nhấn mạnh "Bây giờ, khả năng sử dụng AI là rất quan trọng, có thể sẽ xuất hiện các bài kiêm tra khả năng sử dụng AI và thậm chí vị trí trợ giảng cũng có thể do AI đảm nhận. Chúng ta phải tăng cường nghiên cứu AI để không bị chi phối bởi AI, đồng thời không được lơ là giáo dục nhân văn và nghệ thuật để các thế hệ tương lai có nhân cách hoàn thiện."
Puriosa, một công ty khởi nghiệp bán dẫn AI đã được Naver đầu tư, đang tăng tốc độ phát triển của các chip phát triển tiếp theo nhằm vào các chatbot AI như ChatGPT. Công ty có kế hoạch chung tay với 'Hugging Face' và thương mại hóa bộ bán dẫn AI tiếp theo vào nửa đầu năm 2024. Hugging Face là một nền tảng AI toàn cầu phổ biến hóa Transformers, nền tảng của các mô hình AI như ChatGPT.
Chip phát triển tiếp theo mà Puriosa và Hugging Face đang phát triển là một con chip suy luận hỗ trợ các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT và được trang bị bộ nhớ băng thông rộng thế hệ thứ ba 'HBM3', có khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu cùng một lúc. Dự kiến dù sử dụng cùng một nguồn điện nhưng hiệu suất của chip bán dẫn thế hệ mới sẽ được cải thiện tối đa 3 lần so với chip bán dẫn AI loại GPU (thiết bị xử lý đồ họa) hiện có.
Không chỉ Puriosa, mà Naver, Samsung Electronics và Kakao, những công ty đã tuyên bố liên minh chip AI, cũng đang nỗ lực để phát triển các giải pháp chip bán dẫn AI thế hệ mới, mở rộng trung tâm dữ liệu (IDC) và tập trung vào nhu cầu mới của AI. Các công ty viễn thông di động trong nước như SK Telecom và KT cũng đang trong tích cực tấn công thị trường chip bán dẫn AI cùng với Sapeon và Rebellions.
Có thể thấy, chính phủ và các trường đại học Hàn Quốc đang từng bước chính thức hóa việc sử dụng ChatGPT. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng đang tích cực thương mại hóa các công nghệ liên quan đến AI, vì vậy tầm quan trọng và ảnh hưởng tại Hàn của ChatGPT và AI siêu lớn dự kiến sẽ ngày càng tăng lên.
Một chuyên gia trong ngành AI cho biết: "Việc AI như ChatGPT được thương mại hóa như một công cụ hỗ trợ cho con người đã trở thành sự thật. Mặc dù có nhiều lo ngại về AI, tuy nhiên AI dường như sẽ chỉ được sử dụng một công cụ hỗ trợ chứ không thể nào trở thành một con người có nhân cách được. Điều quan trọng bây giờ là phải tập trung vào việc làm thế nào để AI có thể học tốt và không mắc sai lầm cũng như phương pháp sử dụng AI an toàn."
Vào thời điểm khi ChatGPT mới xuất hiện, có nhiều trường đại học cấm sinh viên sử dụng ChatGPT trong các bài tập tuy nhiên bây giờ còn có giáo sư yêu cầu phải sử dụng ChatGPT trong bài tập.
Jung Seung-ik, giáo sư tại Đại học Seoul Cyber đã thông báo rằng khi nộp bài tập của môn học mới 'Hiện trạng và tương lai của metaverse' trong học kỳ này nhất định phải bao gồm nội dung do ChatGPT viết.
Thông qua phần kế hoạch giảng dạy, giáo sư Jung nhấn mạnh "Chatbot AI không hoàn hảo nhưng nó cũng đang giúp con người tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Việc sử dụng các công cụ hữu ích để vượt qua giới hạn suy nghĩ của bản thân cũng là một phần của tiết học". Giáo sư Jung cũng cho biết đã sử dụng AI phần kế hoạch giảng dạy, cụ thể ChatGPT đã soạn thảo phần giới thiệu bài giảng trong kế hoạch giảng dạy.
Tuy các lớp học trực tiếp tiếp nhận ChatGPT như lớp của giáo sư Jung chưa phổ biến, tuy nhiên có thể thấy khả năng sử dụng AI như ChatGPT sẽ dần trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực giáo dục.
Trong một bài giảng về 'Hội nghị giáo dục kỹ thuật số' được tổ chức vào hôm 22/2, Lee Kwang-hyung Chủ tịch của Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết, "Với sự ra đời của ChatGPT, chức năng chuyển giao kiến thức trong lĩnh vực giáo dục sẽ bị suy yếu. Tuy vẫn chưa hoàn thiện nhưng không thể phủ nhận rằng ChatGPT có trí thông minh vượt trội hơn con người trong nhiều lĩnh vực. Cũng giống như khi xuất hiện máy tính thì khả năng tính nhẩm của con người đã giảm đi, bây giờ ý nghĩa và sự cần thiết để cạnh tranh trong việc xem ai có nhiều kiến thức hơn cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa."
Chủ tịch Lee cũng nhấn mạnh "Bây giờ, khả năng sử dụng AI là rất quan trọng, có thể sẽ xuất hiện các bài kiêm tra khả năng sử dụng AI và thậm chí vị trí trợ giảng cũng có thể do AI đảm nhận. Chúng ta phải tăng cường nghiên cứu AI để không bị chi phối bởi AI, đồng thời không được lơ là giáo dục nhân văn và nghệ thuật để các thế hệ tương lai có nhân cách hoàn thiện."
◆ Ngành công nghiệp Hàn Quốc cũng không thể đứng ngoài "cơn sốt" ChatGPT
Trong ngành công nghiệp, việc tăng cường sử dụng các công nghệ chẳng hạn như ChatGPT được coi là cơ hội mở ra các ngành công nghiệp mới.Puriosa, một công ty khởi nghiệp bán dẫn AI đã được Naver đầu tư, đang tăng tốc độ phát triển của các chip phát triển tiếp theo nhằm vào các chatbot AI như ChatGPT. Công ty có kế hoạch chung tay với 'Hugging Face' và thương mại hóa bộ bán dẫn AI tiếp theo vào nửa đầu năm 2024. Hugging Face là một nền tảng AI toàn cầu phổ biến hóa Transformers, nền tảng của các mô hình AI như ChatGPT.
Chip phát triển tiếp theo mà Puriosa và Hugging Face đang phát triển là một con chip suy luận hỗ trợ các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT và được trang bị bộ nhớ băng thông rộng thế hệ thứ ba 'HBM3', có khả năng xử lý một lượng lớn dữ liệu cùng một lúc. Dự kiến dù sử dụng cùng một nguồn điện nhưng hiệu suất của chip bán dẫn thế hệ mới sẽ được cải thiện tối đa 3 lần so với chip bán dẫn AI loại GPU (thiết bị xử lý đồ họa) hiện có.
Không chỉ Puriosa, mà Naver, Samsung Electronics và Kakao, những công ty đã tuyên bố liên minh chip AI, cũng đang nỗ lực để phát triển các giải pháp chip bán dẫn AI thế hệ mới, mở rộng trung tâm dữ liệu (IDC) và tập trung vào nhu cầu mới của AI. Các công ty viễn thông di động trong nước như SK Telecom và KT cũng đang trong tích cực tấn công thị trường chip bán dẫn AI cùng với Sapeon và Rebellions.
Có thể thấy, chính phủ và các trường đại học Hàn Quốc đang từng bước chính thức hóa việc sử dụng ChatGPT. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng đang tích cực thương mại hóa các công nghệ liên quan đến AI, vì vậy tầm quan trọng và ảnh hưởng tại Hàn của ChatGPT và AI siêu lớn dự kiến sẽ ngày càng tăng lên.
Một chuyên gia trong ngành AI cho biết: "Việc AI như ChatGPT được thương mại hóa như một công cụ hỗ trợ cho con người đã trở thành sự thật. Mặc dù có nhiều lo ngại về AI, tuy nhiên AI dường như sẽ chỉ được sử dụng một công cụ hỗ trợ chứ không thể nào trở thành một con người có nhân cách được. Điều quan trọng bây giờ là phải tập trung vào việc làm thế nào để AI có thể học tốt và không mắc sai lầm cũng như phương pháp sử dụng AI an toàn."