Kỳ thi năng lực tiếng Hàn theo Hệ thống cấp phép lao động (EPS-TOPIK) là "cửa ngõ chính" mà các bạn trẻ muốn sang Hàn Quốc làm việc phải vượt qua. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam cho biết, năm nay có hơn 20 nghìn người đăng ký dự thi, cao nhất trong 10 năm qua.
Theo Trung tâm Lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam, số lượng người đăng ký dự thi EPS-TOPIK trong năm nay đạt 23.412 người, ghi nhận mức cao nhất trong 10 năm qua.
Con số này gần gấp đôi số người trong hạn mức được hai chính phủ đồng ý trong năm nay (12.121 người) theo Hệ thống cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) của Hàn Quốc.
Cụ thể, số lượng ứng viên đăng ký vào lĩnh vực sản xuất là lớn nhất, trong đó hai nước đã quyết định tuyển dụng 6.344 người trong lĩnh vực sản xuất tuy nhiên đã có tới 19.228 người đã nộp đơn đăng ký, tương đương với tỷ lệ 1 chọi 3. Trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng người đăng ký cũng đạt 1.283 người so với hạn mức cho phép là 841 người. Trong các ngành nghề như ngư nghiệp, xây dựng số lượng người đăng ký cũng lần lượt ghi nhận 2.558 người và 340 người.
Từ nay đến giữa tháng 6, những thí sinh đã vượt qua kỳ thi tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ tham gia kỳ thi sát hạch năng lực thực hành lần 2. Các thí sinh vượt qua kỳ thi cuối cùng sẽ đặt chân đến Hàn Quốc sớm nhất vào cuối năm nay.
Một giám khảo tại địa điểm thi EPS-TOPIK cho hay "Vài năm trước, số lượng người muốn đến Hàn Quốc và Nhật Bản là tương đương nhau, nhưng hiện nay số lượng người học tiếng Hàn đang có sự tăng trưởng vô cùng nhanh".
Lý do lớn nhất khiến các bạn trẻ Việt Nam có mong muốn được lao động tại Hàn Quốc chủ yếu là "tiền lương".
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, người lao động làm việc tại Hàn Quốc thông qua hệ thống EPS có thu nhập trung bình 1.800 USD/tháng. Mức thu nhập này cao gấp hơn 5 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động Việt Nam (tính đến quý 1 năm nay), là khoảng 8 triệu đồng (khoảng 340,6 USD). Cũng có phân tích cho rằng vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng này.
Mới đây, VN Express đưa tin tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tại Việt Nam là 7,6%, cao hơn so với Hàn Quốc, nằm trong khoảng 6%.
Trong bối cảnh các khu công nghiệp của Hàn Quốc thường xuyên thiếu lao động, việc nhiều người lao động Việt Nam có mong muốn sang Hàn Quốc làm việc có thể được coi như một lợi ích đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, tình trạng lao động EPS lưu trú bất hợp pháp vẫn là một vấn đề nan giải cần giải quyết.
Hiện, cơ quan quản lý lao động Việt Nam đã tạm dừng đưa lao động từ 8 vùng thuộc 4 tỉnh, gồm Hải Dương, Hà Tĩnh và Nghệ An sang Hàn Quốc trong năm nay. Lý do bởi vì đã có 70 người sau khi hết hạn hợp đồng, thay vì quay trở về Việt Nam, đã bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp.
Con số này gần gấp đôi số người trong hạn mức được hai chính phủ đồng ý trong năm nay (12.121 người) theo Hệ thống cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (EPS) của Hàn Quốc.
Cụ thể, số lượng ứng viên đăng ký vào lĩnh vực sản xuất là lớn nhất, trong đó hai nước đã quyết định tuyển dụng 6.344 người trong lĩnh vực sản xuất tuy nhiên đã có tới 19.228 người đã nộp đơn đăng ký, tương đương với tỷ lệ 1 chọi 3. Trong lĩnh vực nông nghiệp, số lượng người đăng ký cũng đạt 1.283 người so với hạn mức cho phép là 841 người. Trong các ngành nghề như ngư nghiệp, xây dựng số lượng người đăng ký cũng lần lượt ghi nhận 2.558 người và 340 người.
Từ nay đến giữa tháng 6, những thí sinh đã vượt qua kỳ thi tổ chức tại Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng sẽ tham gia kỳ thi sát hạch năng lực thực hành lần 2. Các thí sinh vượt qua kỳ thi cuối cùng sẽ đặt chân đến Hàn Quốc sớm nhất vào cuối năm nay.
Một giám khảo tại địa điểm thi EPS-TOPIK cho hay "Vài năm trước, số lượng người muốn đến Hàn Quốc và Nhật Bản là tương đương nhau, nhưng hiện nay số lượng người học tiếng Hàn đang có sự tăng trưởng vô cùng nhanh".
Lý do lớn nhất khiến các bạn trẻ Việt Nam có mong muốn được lao động tại Hàn Quốc chủ yếu là "tiền lương".
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, người lao động làm việc tại Hàn Quốc thông qua hệ thống EPS có thu nhập trung bình 1.800 USD/tháng. Mức thu nhập này cao gấp hơn 5 lần thu nhập trung bình hàng tháng của người lao động Việt Nam (tính đến quý 1 năm nay), là khoảng 8 triệu đồng (khoảng 340,6 USD). Cũng có phân tích cho rằng vấn đề thất nghiệp ở Việt Nam cũng là một trong những lý do dẫn đến tình trạng này.
Mới đây, VN Express đưa tin tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên tại Việt Nam là 7,6%, cao hơn so với Hàn Quốc, nằm trong khoảng 6%.
Trong bối cảnh các khu công nghiệp của Hàn Quốc thường xuyên thiếu lao động, việc nhiều người lao động Việt Nam có mong muốn sang Hàn Quốc làm việc có thể được coi như một lợi ích đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, tình trạng lao động EPS lưu trú bất hợp pháp vẫn là một vấn đề nan giải cần giải quyết.
Hiện, cơ quan quản lý lao động Việt Nam đã tạm dừng đưa lao động từ 8 vùng thuộc 4 tỉnh, gồm Hải Dương, Hà Tĩnh và Nghệ An sang Hàn Quốc trong năm nay. Lý do bởi vì đã có 70 người sau khi hết hạn hợp đồng, thay vì quay trở về Việt Nam, đã bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp.