Nhờ sức nóng của làn sóng Hàn Quốc đang lan tỏa trên toàn cầu, ẩm thực Hàn Quốc (K-food) cũng ngày một phổ biển, ghi nhận sự tăng trưởng chóng mặt và được mở rộng xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, mỳ ăn liền (hay còn được gọi là ramyeon) liên tục ghi nhận doanh thu kỷ lục trong xuất khẩu. Bên cạnh đó khi "vị cay kiểu Hàn Quốc" trở thành một xu hướng toàn cầu, các công ty thực phẩm của Hàn Quốc cũng nhanh chóng chớp lấy cơ hội này để đẩy mạnh nỗ lực tăng cường kinh doanh ở nước ngoài.
Theo Tổng công ty Thương mại Nông thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) và Cục Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu mỳ ăn liền của Hàn Quốc trong quý I năm nay (từ tháng 1~3/2023) lần đầu tiên vượt quá 200 triệu đô la. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 208 triệu đô la, tăng 14,3% so với kỳ lục trước đó là 181,93 triệu đô la trong quý I/2022. Đặc biệt hơn ở chỗ, kim ngạch xuất khẩu mỳ ăn liền vẫn duy trì được đà tăng trưởng tích cực trong bối cảnh tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản và thực phẩm chăn nuôi trong cùng thời kỳ giảm 2,0%.
Theo Cục Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu mỳ ăn liền năm ngoái đạt mức cao kỷ lục 765,41 triệu đô la, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước đó, cao hơn gấp đôi so với mức 381 triệu đô la của 5 năm trước đó (năm 2017).
Có phân tích cho rằng các phân cảnh liên quan tới các loại mỳ ăn liền trong các bộ phim, chương trình giải trí của Hàn Quốc đã thúc đẩy tâm lý người tiêu dùng, ảnh hưởng tích cực tới xuất khẩu mỳ ăn liền. Chẳng hạn như "jjapaguri" (vốn là một công thức trộn 2 loại mì 'jjapaghetti' và 'neoguri' cùng nhau) xuất hiện trong bộ phim 'Ký sinh trùng'; cảnh nam diễn viên Lee Jung-jae trong bộ phim truyền hình 'Trò chơi mực' ăn mỳ "Samyang" sống cùng gia vị; cảnh V (thành viên nhóm nhạc BTS) nấu và ăn mỳ ăn liền trong chương trình giải trí 'Seojin's'.
Nếu như trước đây, các quốc gia xuất khẩu chính của mỳ ăn liền Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản thì gần đây, xuất khẩu sang Châu Á và Bắc Mỹ cũng như Trung Đông và Châu Phi đã tăng lên và dần dần lan rộng ra toàn thế giới.
Đặc biệt, ở Philippines, sự quan tâm đến các loại mỳ xuất hiện trong các chương trình, phim truyện của Hàn Quốc ngày càng tăng. Tại Hà Lan, các kênh phân phối sản phẩm mỳ ăn liền của Hàn Quốc đã được mở rộng, các loại mỳ như "Shin Ramyun" hay "Buldak Ramen" (của Samyang) đã được bày bán ở chuỗi siêu thị siêu thị lớn nhất tại địa phương.
Với các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng, bao gồm mỳ ăn liền có chứng nhận halal, mì tươi và mì udon, Hàn Quốc sắp vươn lên vị trí thứ 4 trong các nước xuất khẩu mỳ ăn liền.
Trong bối cảnh K-Food trở nên phổ biến trên toàn thế giới, các công ty thực phẩm Hàn Quốc đã tiến vào thị trường nước ngoài cơ bản đều đạt được hiệu suất cao kỷ lục.
Samyang Foods, nhà sản xuất mỳ ăn liền đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập vào năm 1963, đã ghi nhận thành tích cao kỷ lục vào năm ngoái nhờ sự tăng trưởng bùng nổ của hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Theo báo cáo kinh doanh của Samyang Foods, doanh thu năm ngoái của công ty là 909 tỷ won (khoảng 685,2 triệu USD), tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận hoạt động cũng tăng 38% lên 90,4 tỷ won. Đặc biệt, doanh số bán hàng ở nước ngoài đạt 605,7 tỷ won (khoảng 456,6 triệu USD), tăng 56% so với năm trước đó, lần đầu tiên vượt 600 tỷ won. Con số này gần bằng với tổng doanh thu của Samyang Foods vào năm 2021 (642 tỷ won). Có thể thấy, xuất khẩu đã chiếm tới 67% tổng doanh thu.
Để đẩy nhanh việc mở rộng thị trường nước ngoài, Samyang Foods đã thực hiện những cải cách quyết liệt đối với cơ cấu tổ chức của công ty vào năm ngoái, mở rộng từ 6 phòng ban và 85 nhóm làm việc ban đầu thành 8 phòng ban và 86 nhóm làm việc, đồng thời bổ sung một bộ phận mới chịu trách nhiệm tiếp thị ở nước ngoài và hậu cần. Samyang Foods có kế hoạch thành lập một pháp nhân bán hàng tại Indonesia trong năm nay và thực hiện bán hàng trực tuyến (online) và trực tiếp đồng thời tại địa phương.
CJ CheilJedang, công ty dẫn đầu trong việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm toàn cầu, cũng đang cho thấy những kết quả đáng chú ý. CJ CheilJedang đang nhắm đến thị trường thực phẩm toàn cầu với thương hiệu "Bibigo".
Bibigo được đánh giá là thương hiệu hiệu hàng đầu trong việc giúp thực phẩm Hàn Quốc được biết đến nhiều hơn ở thị trường quốc tế. Bibigo hiện đã có mặt tại hơn 70 quốc gia trên thế giới và trở nên phổ biến đến mức có thể tìm thấy bánh bao bibigo ngay cả trong các siêu thị nhỏ trên đảo Maui, Hawaii.
Lợi nhuận hoạt động của CJ CheilJedang trên cơ sở hợp nhất năm ngoái là 1.664,7 tỷ won (khoảng 1,25 tỷ USD), tăng 9,2% so với năm 2021; doanh thu trong cùng kỳ cũng tăng 14,4% lên 30.079,5 tỷ won (khoảng 22,66 tỷ USD). Đặc biệt, doanh số bán hàng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 10 nghìn tỷ won, ghi nhận 11.104,2 tỷ won (khoảng 8,36 tỷ USD), tăng 16,1% so với năm trước đó nhờ doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng.
Sau khi mua lại Schwan's, công ty thực phẩm đông lạnh lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, vào năm 2019, hoạt động kinh doanh của công ty còn trở nên mạnh mẽ hơn và doanh số của các sản phẩm chiến lược toàn cầu (GSP) như bánh bao, gà rán và cơm ăn liền đã tăng 56% so với cùng kỳ năm trước đó.
Theo Cục Hải quan Hàn Quốc, xuất khẩu mỳ ăn liền năm ngoái đạt mức cao kỷ lục 765,41 triệu đô la, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước đó, cao hơn gấp đôi so với mức 381 triệu đô la của 5 năm trước đó (năm 2017).
Có phân tích cho rằng các phân cảnh liên quan tới các loại mỳ ăn liền trong các bộ phim, chương trình giải trí của Hàn Quốc đã thúc đẩy tâm lý người tiêu dùng, ảnh hưởng tích cực tới xuất khẩu mỳ ăn liền. Chẳng hạn như "jjapaguri" (vốn là một công thức trộn 2 loại mì 'jjapaghetti' và 'neoguri' cùng nhau) xuất hiện trong bộ phim 'Ký sinh trùng'; cảnh nam diễn viên Lee Jung-jae trong bộ phim truyền hình 'Trò chơi mực' ăn mỳ "Samyang" sống cùng gia vị; cảnh V (thành viên nhóm nhạc BTS) nấu và ăn mỳ ăn liền trong chương trình giải trí 'Seojin's'.
Nếu như trước đây, các quốc gia xuất khẩu chính của mỳ ăn liền Hàn Quốc là Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản thì gần đây, xuất khẩu sang Châu Á và Bắc Mỹ cũng như Trung Đông và Châu Phi đã tăng lên và dần dần lan rộng ra toàn thế giới.
Đặc biệt, ở Philippines, sự quan tâm đến các loại mỳ xuất hiện trong các chương trình, phim truyện của Hàn Quốc ngày càng tăng. Tại Hà Lan, các kênh phân phối sản phẩm mỳ ăn liền của Hàn Quốc đã được mở rộng, các loại mỳ như "Shin Ramyun" hay "Buldak Ramen" (của Samyang) đã được bày bán ở chuỗi siêu thị siêu thị lớn nhất tại địa phương.
Với các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng, bao gồm mỳ ăn liền có chứng nhận halal, mì tươi và mì udon, Hàn Quốc sắp vươn lên vị trí thứ 4 trong các nước xuất khẩu mỳ ăn liền.
Trong bối cảnh K-Food trở nên phổ biến trên toàn thế giới, các công ty thực phẩm Hàn Quốc đã tiến vào thị trường nước ngoài cơ bản đều đạt được hiệu suất cao kỷ lục.
Samyang Foods, nhà sản xuất mỳ ăn liền đầu tiên của Hàn Quốc được thành lập vào năm 1963, đã ghi nhận thành tích cao kỷ lục vào năm ngoái nhờ sự tăng trưởng bùng nổ của hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Theo báo cáo kinh doanh của Samyang Foods, doanh thu năm ngoái của công ty là 909 tỷ won (khoảng 685,2 triệu USD), tăng 42% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận hoạt động cũng tăng 38% lên 90,4 tỷ won. Đặc biệt, doanh số bán hàng ở nước ngoài đạt 605,7 tỷ won (khoảng 456,6 triệu USD), tăng 56% so với năm trước đó, lần đầu tiên vượt 600 tỷ won. Con số này gần bằng với tổng doanh thu của Samyang Foods vào năm 2021 (642 tỷ won). Có thể thấy, xuất khẩu đã chiếm tới 67% tổng doanh thu.
Để đẩy nhanh việc mở rộng thị trường nước ngoài, Samyang Foods đã thực hiện những cải cách quyết liệt đối với cơ cấu tổ chức của công ty vào năm ngoái, mở rộng từ 6 phòng ban và 85 nhóm làm việc ban đầu thành 8 phòng ban và 86 nhóm làm việc, đồng thời bổ sung một bộ phận mới chịu trách nhiệm tiếp thị ở nước ngoài và hậu cần. Samyang Foods có kế hoạch thành lập một pháp nhân bán hàng tại Indonesia trong năm nay và thực hiện bán hàng trực tuyến (online) và trực tiếp đồng thời tại địa phương.
CJ CheilJedang, công ty dẫn đầu trong việc đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thực phẩm toàn cầu, cũng đang cho thấy những kết quả đáng chú ý. CJ CheilJedang đang nhắm đến thị trường thực phẩm toàn cầu với thương hiệu "Bibigo".
Bibigo được đánh giá là thương hiệu hiệu hàng đầu trong việc giúp thực phẩm Hàn Quốc được biết đến nhiều hơn ở thị trường quốc tế. Bibigo hiện đã có mặt tại hơn 70 quốc gia trên thế giới và trở nên phổ biến đến mức có thể tìm thấy bánh bao bibigo ngay cả trong các siêu thị nhỏ trên đảo Maui, Hawaii.
Lợi nhuận hoạt động của CJ CheilJedang trên cơ sở hợp nhất năm ngoái là 1.664,7 tỷ won (khoảng 1,25 tỷ USD), tăng 9,2% so với năm 2021; doanh thu trong cùng kỳ cũng tăng 14,4% lên 30.079,5 tỷ won (khoảng 22,66 tỷ USD). Đặc biệt, doanh số bán hàng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 10 nghìn tỷ won, ghi nhận 11.104,2 tỷ won (khoảng 8,36 tỷ USD), tăng 16,1% so với năm trước đó nhờ doanh số bán hàng ở nước ngoài tăng.
Sau khi mua lại Schwan's, công ty thực phẩm đông lạnh lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, vào năm 2019, hoạt động kinh doanh của công ty còn trở nên mạnh mẽ hơn và doanh số của các sản phẩm chiến lược toàn cầu (GSP) như bánh bao, gà rán và cơm ăn liền đã tăng 56% so với cùng kỳ năm trước đó.