Đời sống Xã hội

Không đạt thành tích như kỳ vọng Paris Baguette sáp nhập 2 pháp nhân tại Việt Nam thành một sau 10 năm

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)14:49 15-05-2023
Thương hiệu bánh ngọt nổi tiếng Hàn Quốc Paris Baguette (thuộc Tập đoàn SPC) đã tiến hành sáp nhập 2 pháp nhân tại Việt Nam thành một, theo đó tại Việt Nam sẽ chỉ có một pháp nhân duy nhất với tên gọi Paris Baguette Việt Nam (PARIS BAGUETTE VIETNAM CO. LTD.).

Ban đầu, Paris Baguette có 2 pháp nhân tại Việt Nam một ở Hồ Chí Minh và một ở Hà Nội, tuy nhiên do thành tích hoạt động không mấy tích cực cũng như nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, Paris Baguette đã đưa ra quyết đinh này.


 

[Ảnh=Paris Baguette Việt Nam]

Theo thông tin từ ngành phân phối vào ngày 15, Paris Baguette đã chuyển đổi pháp nhân Công ty TNHH Paris Baguette Hà Nội (PARIS BAGUETTE HANOI CO. LTD.) được thành lập tại Hà Nội (Việt Nam) vào năm ngoái thành chi nhánh và hợp nhất vào Công ty TNHH Paris Baguette Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc Paris Baguette xác nhận đã từ bỏ pháp nhân Hà Nội của mình.

Việt Nam vốn được chọn làm "tiền đồn" cho bước tiến của Paris Baguette vào thị trường Đông Nam Á. Năm 2011, PB Việt Nam (nay là Paris Baguette Việt Nam) được thành lập và năm sau đó đã mở cửa hàng đầu tiên tại đường Cao Thắng (Quận 1, TP. HCM). Việt Nam chính là thị trường thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc mà Paris Baguette thâm nhập tại nước ngoài; đồng thời cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi dấu là cửa hàng thứ 100 của Paris Baguette trên toàn cầu và cũng là cửa hàng đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.

Tiếp đó, Paris Baguette thành lập thêm một pháp nhân tại Hà Nội vào năm 2012 và khai trương cửa hàng thứ hai ở Việt Nam (tại Hà Nội) vào tháng 11 cùng năm. 

Do ảnh hưởng của chế độ thực dân Pháp, bánh mì được tiêu thụ như một bữa ăn hàng ngày ở Việt Nam nhưng thực tế là tại thời điểm đó rất hiếm cửa hàng chuyên về bánh mì hoặc thương hiệu nhượng quyền được tại địa phương.

Ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng sự thất bại trong việc phát triển tại thị trường Việt Nam của các cửa hàng đã dẫn đến việc sáp nhập pháp nhân. Đón đầu sự phát triển của thị trường bánh ngọt, Paris Baguette đã mở hai pháp nhân tại thị trường địa phương, tuy nhiên thành tích thu về lại không như mong đợi khi Paris Baguette đã ghi nhận khoản lỗ trong suốt quá trình thành lập và vận hành. Chỉ riêng khoản lỗ ròng trong năm 2021 của hai pháp nhân tại Việt Nam đã lên tới 2,8 tỷ won (khoảng 49 tỷ VNĐ).

Một quan chức trong ngành thực phẩm bánh kẹo cho biết: "Việt Nam rất ưa chuộng bánh mì như bánh mì baguette do ảnh hưởng của Pháp, nhưng nó được coi là một loại thực phẩm chính hơn là một món ăn nhẹ, vì vậy hầu hết lượng tiêu thụ là tại các quán ăn đường phố. Gần đây, một số loại bánh đóng gói cũng nhận được sự yêu thích từ người tiêu dùng tuy nhiên quy mô thị trường của dòng sản phẩm này không lớn".

Việt Nam từng được coi là điểm đến số một để Paris Baguette gia nhập Đông Nam Á trong quá khứ, tuy nhiên đã hơn 10 năm kể từ khi gia nhập thị trường, số lượng cửa hàng của Paris Baguette tại địa phương chỉ giới hạn ở con số 9. Paris Baguette tiến vào thị trường Singapore (2012) muộn hơn Việt Nam tuy nhiên đã có tổng cộng 12 cửa hàng tính đến cuối năm ngoái (2022).

Một quan chức của Paris Baguette cho biết, "Vì Việt Nam có đặc điểm địa lý trải dài từ bắc tới nam nên  chúng tôi đã thành lập hai pháp nhân tại thành phố Hồ Chí Minh ở phía nam và tại Hà Nội ở phía bắc. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rằng không cần phải hoạt động với hai pháp nhân tại Việt Nam nên quyết định sáp nhập pháp hai pháp nhân lại thành một; đây đồng thời cũng là một phần của công việc nâng cao hiệu quả quản lý cho công ty".

Tuy không còn là thị trường tiềm năng nhưng Paris Baguette dự kiến ​​sẽ vẫn sử dụng pháp nhân tại Việt Nam để làm cơ sở hậu cần cho cả khu vực Đông Nam Á. Điều này là do Việt Nam vốn có vị trí được coi là cửa ngõ hậu cần ở Đông Nam Á và có thể đóng vai trò là căn cứ điểm để Paris Baguette tiến vào các nước láng giềng. Trước đây, việc Paris Baguette gia nhập Singapore cũng dựa trên hoạt động của pháp nhân và các cửa hàng tại Việt Nam.

Trên thực tế, Paris Baguette đang tiếp tục mở rộng lãnh thổ sang nước láng giềng Việt Nam bao gồm Campuchia, Indonesia và Malaysia. Ở Campuchia và Indonesia, các liên doanh được thành lập để mở rộng cửa hàng. Malaysia đã mở cửa hàng đầu tiên vào tháng 1 và có kế hoạch hoàn thành nhà máy Johor Bahru vào cuối năm nay.

Mặt khác, Lee Ha-na, người đã gia nhập Tập đoàn SPC vào năm 2021 và phụ trách kinh doanh khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành người đứng đầu Paris Baguette Việt Nam. Đại diện Lee được biết đến là người đứng đầu pháp nhân tại Singapore, đã từng có kinh nghiệm tại các công ty trong lĩnh vực thực phẩm ở Singapore cũng như tập đoàn quốc tế như McDonald's.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기