Với tăng trưởng kinh tế ổn định, mức sống của người dân Việt Nam cũng dần cao lên, đi cùng với đó là văn hóa nuôi chó mèo làm thú cưng cũng lan rộng. Nắm bắt được xu hướng, Bộ Nông nghiệp Thực phẩm và Nông thôn (MAFRA) và Tổng công ty Thương mại Nông Thủy sản & Thực phẩm Hàn Quốc (aT) đang đẩy nhanh việc thâm nhập thị trường thức ăn cho thú cưng tại Việt Nam.
Ngày 11, MAFRA và aT thông báo về việc đã tổ chức thành công Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc dành cho thú cưng K-pet food festival 2023 tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 8~9/7 vừa qua. Trước đó, vào tháng 5 aT đã tổ chức Triển lãm K-Pet Food ASEAN lần thứ nhất tại Hà Nội
Theo aT, văn hóa coi thú cưng như thành viên trong gia đình đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, thị trường cung cấp vật dụng, thức ăn thức ăn dành cho chó mèo vì thế cũng phát triển vô cùng nhanh chóng. Việt Nam được đánh giá là thị trường thức ăn thú cưng tiềm năng trong khối ASEAN do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng thú cưng được nuôi trong các gia đình.
Theo số liệu thống kê của Cục Thú y, tính đến đầu năm 2021, Việt Nam có 5 triệu hộ gia đình nuôi chó mèo với tổng số 7,5 triệu con.
Theo báo cáo của iPrice (nền tảng so sánh và tìm kiếm sản phẩm) được công bố vào tháng 11/2021 phân tích lượt tìm kiếm vật nuôi, thú cưng bằng các từ khoá liên quan trên Google ở các nước Đông Nam Á, cho thấy người Việt có 1,9 triệu lượt tìm kiếm để sở hữu thú cưng trong 9 tháng đầu năm 2021. Trong cùng kỳ giai đoạn của năm 2019 và 2018, con số này lần lượt là 1,7 triệu và 1,4 triệu lượt.
Tuyết Nhi, một bạn chó cưng đến tham dự sự kiện cho biết: “Mình mới bắt đầu nuôi cún và đang tìm loại thức ăn cho nó ăn.
Hiện các nước xuất khẩu thức ăn cho thú cưng lớn của Hàn Quốc là các nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 149 triệu USD, tăng 49% so với năm trước đó. So với mức 14,5 triệu USD năm 2018, thị trường xuất khẩu thức ăn cho thú cưng của Hàn Quốc đã tăng khoảng 10 lần trong 5 năm qua.
Kwon Oh-yeop, giám đốc bộ phận thực phẩm xuất khẩu của aT, cho biết, "Điều quan trọng là phải thúc đẩy các mặt hàng mới đầy triển vọng như thức ăn cho thú cưng để tiếp tục mở rộng xuất khẩu K-Food. Chúng tôi sẽ tích cực thúc đẩy các dự án tiếp thị khác nhau để nhu cầu về thức ăn cho thú cưng cao cấp của Hàn Quốc tiếp tục tăng trên thị trường ASEAN, bao gồm cả Việt Nam".
Theo aT, văn hóa coi thú cưng như thành viên trong gia đình đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam, thị trường cung cấp vật dụng, thức ăn thức ăn dành cho chó mèo vì thế cũng phát triển vô cùng nhanh chóng. Việt Nam được đánh giá là thị trường thức ăn thú cưng tiềm năng trong khối ASEAN do sự gia tăng nhanh chóng về số lượng thú cưng được nuôi trong các gia đình.
Theo số liệu thống kê của Cục Thú y, tính đến đầu năm 2021, Việt Nam có 5 triệu hộ gia đình nuôi chó mèo với tổng số 7,5 triệu con.
Theo báo cáo của iPrice (nền tảng so sánh và tìm kiếm sản phẩm) được công bố vào tháng 11/2021 phân tích lượt tìm kiếm vật nuôi, thú cưng bằng các từ khoá liên quan trên Google ở các nước Đông Nam Á, cho thấy người Việt có 1,9 triệu lượt tìm kiếm để sở hữu thú cưng trong 9 tháng đầu năm 2021. Trong cùng kỳ giai đoạn của năm 2019 và 2018, con số này lần lượt là 1,7 triệu và 1,4 triệu lượt.
Tuyết Nhi, một bạn chó cưng đến tham dự sự kiện cho biết: “Mình mới bắt đầu nuôi cún và đang tìm loại thức ăn cho nó ăn.
Hiện các nước xuất khẩu thức ăn cho thú cưng lớn của Hàn Quốc là các nước châu Á bao gồm Nhật Bản, Thái Lan, Úc và Việt Nam. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu năm 2022 là 149 triệu USD, tăng 49% so với năm trước đó. So với mức 14,5 triệu USD năm 2018, thị trường xuất khẩu thức ăn cho thú cưng của Hàn Quốc đã tăng khoảng 10 lần trong 5 năm qua.
Kwon Oh-yeop, giám đốc bộ phận thực phẩm xuất khẩu của aT, cho biết, "Điều quan trọng là phải thúc đẩy các mặt hàng mới đầy triển vọng như thức ăn cho thú cưng để tiếp tục mở rộng xuất khẩu K-Food. Chúng tôi sẽ tích cực thúc đẩy các dự án tiếp thị khác nhau để nhu cầu về thức ăn cho thú cưng cao cấp của Hàn Quốc tiếp tục tăng trên thị trường ASEAN, bao gồm cả Việt Nam".