Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy tại Hàn Quốc hiện có 1,26 triệu thanh niên đang ở trong tình trạng thất nghiệp. Đáng chú ý, hơn một nửa trong số này có trình độ đại học hoặc cao hơn.
Theo Khảo sát bổ sung về dân số thanh niên của Cục Thống kê Hàn Quốc được công bố vào ngày 27, trong tổng số 8.416.000 thanh niên từ 15~29 tuổi tính đến tháng 5/2022, có 4.521.000 học sinh đã học phổ thông (bao gồm học sinh chỉ hoàn thành/đã thôi học giữa chừng) không bao gồm học sinh đang học hoặc tạm nghỉ học. Đáng buồn là trong số này có tới 1.261.000 học sinh thất nghiệp, chưa có việc làm.
Xem xét đặc điểm chi tiết của học sinh tốt nghiệp phổ thông nhưng vẫn thất nghiệp với dữ liệu vi mô, có tổng cộng 666.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học hệ 4 năm (451.000) và đại học hệ 3 năm trở xuống (215.000), bên cạnh đó là 12.000 sinh viên tốt nghiệp cao học trở lên; con số này đã chiếm 53,8% trong tổng số 1,261 triệu học sinh thất nghiệp.
46,2% còn lại là những người tốt nghiệp trung học phổ thông (524.000 người), tốt nghiệp trung học cơ sở (48.000 người) và tốt nghiệp tiểu học (10.000 người).
Những người chưa tìm được việc làm cho biết họ chủ yếu học nghề (4,7%) hoặc đến các trung tâm luyện thi, thư viện để chuẩn bị cho các kỳ thi liên quan đến việc làm (36,2%).
Ngược lại, 25,4% cho biết họ chỉ dành thời gian ở nhà.
Tỷ lệ đến các trung tâm luyện thi, thư viện để ôn thi xin việc đặc biệt cao ở sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hệ 4 năm (61,2%). Điều đó có nghĩa là ngay cả sau khi mất nhiều thời gian và công sức để tốt nghiệp đại học, vẫn cần phải học thêm để có thể tìm được việc làm.
Thời gian tìm được công việc đầu tiên trung bình là 10,4 tháng. Tuy nhiên cũng có 324.000 người (8,4%) phải mất hơn 3 năm để có cho mình công việc đầu tiên.
Chỉ 50,6% những người có kinh nghiệm làm việc trả lời rằng công việc gần đây của họ đúng với chuyên ngành đã học (25,9%) hoặc cũng tương đồng với chuyên ngành đã học (24,7%).
Điều này có nghĩa là trong số những học sinh, sinh viên đã tìm được việc làm thì khoảng một nửa là làm việc khác với chuyên ngành (không liên quan 38,6%; tương đối khác 10,8%).
Xem xét đặc điểm chi tiết của học sinh tốt nghiệp phổ thông nhưng vẫn thất nghiệp với dữ liệu vi mô, có tổng cộng 666.000 sinh viên đã tốt nghiệp đại học hệ 4 năm (451.000) và đại học hệ 3 năm trở xuống (215.000), bên cạnh đó là 12.000 sinh viên tốt nghiệp cao học trở lên; con số này đã chiếm 53,8% trong tổng số 1,261 triệu học sinh thất nghiệp.
46,2% còn lại là những người tốt nghiệp trung học phổ thông (524.000 người), tốt nghiệp trung học cơ sở (48.000 người) và tốt nghiệp tiểu học (10.000 người).
Những người chưa tìm được việc làm cho biết họ chủ yếu học nghề (4,7%) hoặc đến các trung tâm luyện thi, thư viện để chuẩn bị cho các kỳ thi liên quan đến việc làm (36,2%).
Ngược lại, 25,4% cho biết họ chỉ dành thời gian ở nhà.
Tỷ lệ đến các trung tâm luyện thi, thư viện để ôn thi xin việc đặc biệt cao ở sinh viên tốt nghiệp các trường đại học hệ 4 năm (61,2%). Điều đó có nghĩa là ngay cả sau khi mất nhiều thời gian và công sức để tốt nghiệp đại học, vẫn cần phải học thêm để có thể tìm được việc làm.
Thời gian tìm được công việc đầu tiên trung bình là 10,4 tháng. Tuy nhiên cũng có 324.000 người (8,4%) phải mất hơn 3 năm để có cho mình công việc đầu tiên.
Chỉ 50,6% những người có kinh nghiệm làm việc trả lời rằng công việc gần đây của họ đúng với chuyên ngành đã học (25,9%) hoặc cũng tương đồng với chuyên ngành đã học (24,7%).
Điều này có nghĩa là trong số những học sinh, sinh viên đã tìm được việc làm thì khoảng một nửa là làm việc khác với chuyên ngành (không liên quan 38,6%; tương đối khác 10,8%).