Số lượng các bộ phim bao gồm cả phim điện ảnh và truyền hình có bối cảnh ở Seoul đang duy trì xu thế tăng qua mỗi năm, góp phần giúp hình ảnh của Seoul ngày càng trở nên thu hút hơn, trở thành một sân khấu sáng tạo cho 'nội dung Hàn Quốc' (K-content).
Theo dữ liệu từ Thành phố Seoul được công bố vào ngày 12, số lượng các tác phẩm phim ảnh yêu cầu hỗ trợ quay phim ở Seoul vào năm ngoái (2022) đã lên tới tổng cộng 632 tác phẩm bao gồm cả phim truyện, phim điện ảnh và phim truyền hình.
Thành phố đã đánh giá tính khả thi và hiệu quả quảng bá của các cảnh quay và quyết định hỗ trợ quay 268 cảnh trong số đó.
Điều này phù hợp với 'Dự án hỗ trợ quay phim tại Seoul', trong đó thành phố hỗ trợ quay các video của các nhà sản xuất trong và ngoài nước lấy bối cảnh ở Seoul nhằm mở rộng mức độ hiển thị của Seoul cũng như tăng hiệu quả tiếp thị của thành phố.
'Dự án hỗ trợ quay phim tại Seoul' có ba loại hỗ trợ: hỗ trợ quay phim và tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ quay phim (kiểm soát đường bộ, quay phim trên không), hỗ trợ quảng bá và tiếp thị (tham gia các buổi ra mắt phim, hội nghị, sự kiện quốc tế), hỗ trợ chi phí quay phim (hỗ trợ một phần chi phí quay phim tại Seoul).
Một quan chức của Chính quyền Thủ đô Seoul cho biết: "Sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, số lượng người dùng nền tảng video trực tuyến (OTT) đã tăng lên. Nhờ một số tác phẩm nổi tiếng như 'Squid Game (Trò chơi con mực)' mà các nội dung Hàn Quốc đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới, kéo theo đó là nhu cầu quay phim ở Seoul cũng tăng lên".
Theo Chính quyền Thủ đô Seoul, số lượng phim được thành phố hỗ trợ đang tăng dần, từ 106 phim năm 2020 lên 218 phim năm 2021. Trong số đó cũng có nhiều tác phẩm của nước ngoài, bao gồm các công ty nền tảng video trực tuyến (OTT) lớn như Netflix và Amazon, với tổng cộng 11 phim vào năm ngoái và đã thành công khi thu hút được 18 phim chỉ trong nửa đầu năm nay.
Tính trong năm nay, thành phố Seoul đã nhận được 379 đơn đăng ký hỗ trợ trong nửa đầu năm và hiện đã có nhiều cảnh quay trong 185 bộ phim được hoàn thành.
Thành phố đã đánh giá tính khả thi và hiệu quả quảng bá của các cảnh quay và quyết định hỗ trợ quay 268 cảnh trong số đó.
Điều này phù hợp với 'Dự án hỗ trợ quay phim tại Seoul', trong đó thành phố hỗ trợ quay các video của các nhà sản xuất trong và ngoài nước lấy bối cảnh ở Seoul nhằm mở rộng mức độ hiển thị của Seoul cũng như tăng hiệu quả tiếp thị của thành phố.
'Dự án hỗ trợ quay phim tại Seoul' có ba loại hỗ trợ: hỗ trợ quay phim và tạo môi trường thuận lợi và hỗ trợ quay phim (kiểm soát đường bộ, quay phim trên không), hỗ trợ quảng bá và tiếp thị (tham gia các buổi ra mắt phim, hội nghị, sự kiện quốc tế), hỗ trợ chi phí quay phim (hỗ trợ một phần chi phí quay phim tại Seoul).
Một quan chức của Chính quyền Thủ đô Seoul cho biết: "Sau khi dịch Covid-19 xuất hiện, số lượng người dùng nền tảng video trực tuyến (OTT) đã tăng lên. Nhờ một số tác phẩm nổi tiếng như 'Squid Game (Trò chơi con mực)' mà các nội dung Hàn Quốc đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm từ khắp nơi trên thế giới, kéo theo đó là nhu cầu quay phim ở Seoul cũng tăng lên".
Theo Chính quyền Thủ đô Seoul, số lượng phim được thành phố hỗ trợ đang tăng dần, từ 106 phim năm 2020 lên 218 phim năm 2021. Trong số đó cũng có nhiều tác phẩm của nước ngoài, bao gồm các công ty nền tảng video trực tuyến (OTT) lớn như Netflix và Amazon, với tổng cộng 11 phim vào năm ngoái và đã thành công khi thu hút được 18 phim chỉ trong nửa đầu năm nay.
Tính trong năm nay, thành phố Seoul đã nhận được 379 đơn đăng ký hỗ trợ trong nửa đầu năm và hiện đã có nhiều cảnh quay trong 185 bộ phim được hoàn thành.
Nếu như trước đây, Seoul chỉ là một trong những bối cảnh cho các câu chuyện trong phim thì hiện nay Seoul đã trở thành địa điểm chính của cả mạch phim.
Chẳng hạn như phần 2 của bộ phim truyền hình 'XO, Kitty' của Netflix. Trong đó nhân vật chính sẽ do diễn viên Hàn Quốc thủ vai, đồng thời câu chuyện cũng sẽ được kể dựa trên bối cảnh của những địa điểm nổi tiếng ở Seoul như Myeong-dong, Tháp Namsan và Làng hanok Bukchon. Bộ phim này đã ghi nhận thành công về mặt doanh thu, đạt 72,08 triệu giờ xem chỉ trong 4 ngày sau khi phát hành và lọt vào top 10 về tỷ suất người xem tại hơn 90 quốc gia.
Bên cạnh hiệu ứng tiếp thị cho thành phố, có thể thấy việc Seoul thu hút các nhà làm phim cũng mang lại lợi ích về kinh tế.
Thành phố Seoul giải thích rằng điều này có tác dụng tăng cường nội dung du lịch, trong đó Seoul là khởi đầu và trung tâm của câu chuyện, đồng thời cũng làm tăng cảm giác yêu mến của mọi người với cảm nhận Seoul là "một thành phố đầy hấp dẫn".
Theo kết quả phân tích bốn tác phẩm được thành phố và Ủy ban phim Seoul hỗ trợ gần đây, bao gồm 'X-O, Kitty', đã tạo ra được hiệu quả tuyển dụng cho khoảng 570 người bao gồm nhân viên quay phim, diễn viên phụ, diễn viên quần chúng.
Ngoài ra, thành phố đã hỗ trợ 320 triệu won cho 4 bộ phim, đổi lại số tiền mà nhà sản xuất những bộ phim này chi ở Seoul (tính dựa trên tài liệu quyết toán nộp lên Ủy ban Điện ảnh) cũng đã cao hơn 5 lần so với số tiền hỗ trợ. Nếu tính cả chi phí sản xuất, ước tính mỗi nhà sản xuất đã chi gấp 20 lần chi phí chi phí được hỗ trợ.
Ngoài việc thu hút và hỗ trợ quay phim, thành phố đang mở rộng các lĩnh vực được hỗ trợ sang cả giai đoạn lập kế hoạch và soạn thảo kịch bản cho các các tổ sản xuất nước ngoài.
Thêm vào đó, thành phố cũng tiếp tục khám phá thêm các địa điểm quay phim để những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới có thể làm việc tại Seoul, đồng thời cũng đang quảng bá cho dự án hỗ trợ quay phim ở Seoul cho các nhà sản xuất nội dung quốc tế tại các địa điểm tổ chức sự kiện như FILMART tại Hồng Kông và Asia Contents & Film Market (ACFM) tại Liên hoan phim quốc tế Busan.
Kim Tae-gyun, người đứng đầu văn phòng chính sách kinh tế của Chính quyền Thủ đô Seoul, cho biết: "Để tăng sức hấp dẫn của Seoul, chúng tôi sẽ khám phá các địa điểm quay phim trên khắp Seoul và tăng cường thu hút các tác phẩm có ảnh hưởng đến thành phố. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hỗ trợ sáng tạo nội dung để mọi người trên khắp thế giới có thể cùng nhau cảm nhận Seoul".
Chẳng hạn như phần 2 của bộ phim truyền hình 'XO, Kitty' của Netflix. Trong đó nhân vật chính sẽ do diễn viên Hàn Quốc thủ vai, đồng thời câu chuyện cũng sẽ được kể dựa trên bối cảnh của những địa điểm nổi tiếng ở Seoul như Myeong-dong, Tháp Namsan và Làng hanok Bukchon. Bộ phim này đã ghi nhận thành công về mặt doanh thu, đạt 72,08 triệu giờ xem chỉ trong 4 ngày sau khi phát hành và lọt vào top 10 về tỷ suất người xem tại hơn 90 quốc gia.
Bên cạnh hiệu ứng tiếp thị cho thành phố, có thể thấy việc Seoul thu hút các nhà làm phim cũng mang lại lợi ích về kinh tế.
Thành phố Seoul giải thích rằng điều này có tác dụng tăng cường nội dung du lịch, trong đó Seoul là khởi đầu và trung tâm của câu chuyện, đồng thời cũng làm tăng cảm giác yêu mến của mọi người với cảm nhận Seoul là "một thành phố đầy hấp dẫn".
Theo kết quả phân tích bốn tác phẩm được thành phố và Ủy ban phim Seoul hỗ trợ gần đây, bao gồm 'X-O, Kitty', đã tạo ra được hiệu quả tuyển dụng cho khoảng 570 người bao gồm nhân viên quay phim, diễn viên phụ, diễn viên quần chúng.
Ngoài ra, thành phố đã hỗ trợ 320 triệu won cho 4 bộ phim, đổi lại số tiền mà nhà sản xuất những bộ phim này chi ở Seoul (tính dựa trên tài liệu quyết toán nộp lên Ủy ban Điện ảnh) cũng đã cao hơn 5 lần so với số tiền hỗ trợ. Nếu tính cả chi phí sản xuất, ước tính mỗi nhà sản xuất đã chi gấp 20 lần chi phí chi phí được hỗ trợ.
Ngoài việc thu hút và hỗ trợ quay phim, thành phố đang mở rộng các lĩnh vực được hỗ trợ sang cả giai đoạn lập kế hoạch và soạn thảo kịch bản cho các các tổ sản xuất nước ngoài.
Thêm vào đó, thành phố cũng tiếp tục khám phá thêm các địa điểm quay phim để những người sáng tạo từ khắp nơi trên thế giới có thể làm việc tại Seoul, đồng thời cũng đang quảng bá cho dự án hỗ trợ quay phim ở Seoul cho các nhà sản xuất nội dung quốc tế tại các địa điểm tổ chức sự kiện như FILMART tại Hồng Kông và Asia Contents & Film Market (ACFM) tại Liên hoan phim quốc tế Busan.
Kim Tae-gyun, người đứng đầu văn phòng chính sách kinh tế của Chính quyền Thủ đô Seoul, cho biết: "Để tăng sức hấp dẫn của Seoul, chúng tôi sẽ khám phá các địa điểm quay phim trên khắp Seoul và tăng cường thu hút các tác phẩm có ảnh hưởng đến thành phố. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng hỗ trợ sáng tạo nội dung để mọi người trên khắp thế giới có thể cùng nhau cảm nhận Seoul".