Văn hóa cúng tổ tiên tại Hàn Quốc, một nghi lễ trong các dịp lễ tết, đang có nhiều thay đổi. Xu hướng lược bỏ hoặc đơn giản hóa các mâm cỗ cúng trong dịp lễ Trung thu cũng ngày càng được nhiều người theo đuổi hơn. Điều này là do gánh nặng từ chi phí, thời gian và công sức chuẩn bị các mâm lễ cúng trong bối cảnh vật giá đang ngày càng leo thang tại Hàn Quốc.
Vào Tết Nguyên đán và Trung thu (Chuseok) các gia đình không theo đạo thiên chúa thường chuẩn bị một bàn đầy đủ các món ăn gồm thịt, cá, cơm, rau, trái cây và bánh kẹo cho một nghi thức gọi là "Charye (tiếng Hàn: 차례)". Thông qua nghi lễ dựa trên tín ngưỡng Nho giáo, các gia đình cúng tổ tiên đã khuất, cầu mong sự thịnh vượng, may mắn và bình an cho con cháu.
Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do Lotte Members thực hiện với 4.000 người tiêu dùng ở độ tuổi từ 20~50 trở lên trước kỳ nghỉ lễ Trung thu (Chuseok), cứ 10 người thì có 6 người trả lời "Tôi sẽ không thực hiện 'charye'".
46% số người được hỏi trả lời rằng họ có kế hoạch về quê, nhà bố mẹ hoặc nhà người thân. 30% người được hỏi cho biết họ sẽ nghỉ ngơi ở nhà, trong khi 22,4% cho biết họ sẽ đi du lịch.
Kim, một nhân viên văn phòng, đã nói chuyện với bố mẹ và nhận được đồng ý về quyết định bỏ việc chuẩn bị mâm cơm Chuseok năm nay và thay thế bằng tiệc buffet tại khách sạn.
Kim cho biết: "Bố mẹ tôi đã già, việc chuẩn bị mâm lễ rất mệt mỏi. Chúng tôi cũng không có đủ thời gian để làm mâm lễ nên đã thống nhất với bố mẹ là sẽ ra ngoài ăn cùng nhau. Suy cho cùng, mục đích của Trung thu là mọi người cùng nhau ăn uống ngon miệng và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ".
Nhiều người cho rằng việc các gia đình nên quây quần bên nhau trong lễ Chuseok là để cùng "thờ cúng tổ tiên". Đó là bởi vì vào ngày lễ, việc không cúng bái là một sự bất hiếu lớn đối với tổ tiên.
Tuy nhiên, trong Nho giáo, việc cúng bái chỉ cần làm vào ngày giỗ, còn trong dịp Trung thu thì không có nghi lễ này. Mâm lễ được dâng lên vào dịp Trung thu thực chất là do con cháu cảm thấy có lỗi khi chỉ có bản thân mới được thưởng thức những thức ăn ngon đúng mùa.
Mâm lễ tổ tiên, vốn được chuẩn bị đơn giản đã dần trở nên phức tạp với hàng chục món ăn, hoa quả là hiện tượng xảy ra vào cuối triều đại Joseon khi các gia đình quý tộc cạnh tranh nhau trong việc chuẩn bị, bày biện các mâm lễ cúng.
Cũng giống như câu nói "phú quý sinh lễ nghĩa" của Việt Nam, ngày nay các mâm lễ cúng ở Hàn Quốc cũng vô cùng cầu kỳ với nhiều món ăn được chuẩn bị, nấu nướng công phu. Vì thế chi phí để chuẩn bị một mâm lễ đôi khi lên tới con số hàng trăm nghìn won.
Theo Cơ quan Xúc tiến Thị trường Doanh nghiệp Nhỏ, chi phí chuẩn bị nguyên liệu, món ăn cho bàn thờ tổ tiên cho lễ Chuseok năm nay trung bình là 295.939 won (khoảng 4,7 triệu VNĐ) nếu mua tại các chợ truyền thống và 367.056 won (khoảng 6,63 triệu VNĐ) nếu mua tại các siêu thị. So với năm ngoái, giá bình quân tại các chợ truyền thống tăng 0,1% và tại các siêu thị lớn tăng 1,1%.
Đáng tiếc là mâm lễ cúng được chuẩn bị với đa dạng các món ăn và tốn không ít thời gian và công sức nhưng nhiều khi lại bị bỏ thừa, không ăn hết do được chuẩn bị quá nhiều.
Với nỗ lực cải thiện tình hình này, vào tháng 1 năm nay, ba tổ chức văn hóa Nho giáo, bao gồm Ủy ban thành lập nghi lễ Sungkyunkwan (cơ quan đi đầu trong việc bảo vệ văn hóa Nho giáo truyền thống) đã đề xuất một "Tiêu chuẩn cho bàn nghi lễ tổ tiên" và khuyến nghị các nghi lễ tổ tiên nên được tổ chức đơn giản.
Theo tiêu chuẩn, các món ăn cơ bản trên bàn 'charye' là △songpyeon (bánh nếp hấp lá thông) △rau △món nướng △kim chi △trái cây △rượu. Có thể thêm thịt, cá và bánh gạo vào mâm lễ cúng. Các món ăn và số lượng món có thể được quyết định thông qua thỏa thuận chung giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, theo các sách nghi thức như 'sagyejeonseo (tiếng Hàn: 사계전서)', các thực phẩm có chứa dầu, chẳng hạn như bánh bột chiên (jeon) và đồ chiên, không được coi là nghi thức và không bắt buộc trong các mâm cúng.
Ủy ban thành lập nghi lễ Sungkyunkwan cũng cho biết, "Theo 'Theo Yegi (tiếng Hàn: 예기)', một cuốn kinh Nho giáo đề cập đến tinh thần cơ bản của lễ nghi, 'lễ nghi lớn phải ngắn gọn' (大禮必簡). Tinh thần thờ cúng tổ tiên không nằm ở số lượng món ăn nên không cần tốn công sức chuẩn bị nhiều".
Choi Young-gap, Ủy ban Lập pháp Nghi lễ của Ủy ban thành lập nghi lễ Sungkyunkwan nhấn mạnh "Lễ tổ tiên là một nghi lễ chứa đầy lòng thành của con cháu, những người luôn nhớ tới và hướng về tổ tiên. Nhưng nếu các nghi lễ thờ cúng gây ra đau khổ hoặc gây bất hòa giữa các thế hệ, gia đình, nó sẽ không bao giờ là một điều đáng mong muốn. Tôi hy vọng rằng 'Tiêu chuẩn cho bàn nghi lễ tổ tiên' này sẽ là điểm khởi đầu để giải quyết gánh nặng kinh tế cũng như những xung đột giữa vai trò của nam giới và phụ nữ trong nhà cũng như xung đột giữa các thế hệ, đồng thời giúp các nghi lễ tổ tiên sẽ được tiến hành theo một cách phù hợp với thực tế hơn".
Theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do Lotte Members thực hiện với 4.000 người tiêu dùng ở độ tuổi từ 20~50 trở lên trước kỳ nghỉ lễ Trung thu (Chuseok), cứ 10 người thì có 6 người trả lời "Tôi sẽ không thực hiện 'charye'".
46% số người được hỏi trả lời rằng họ có kế hoạch về quê, nhà bố mẹ hoặc nhà người thân. 30% người được hỏi cho biết họ sẽ nghỉ ngơi ở nhà, trong khi 22,4% cho biết họ sẽ đi du lịch.
Kim, một nhân viên văn phòng, đã nói chuyện với bố mẹ và nhận được đồng ý về quyết định bỏ việc chuẩn bị mâm cơm Chuseok năm nay và thay thế bằng tiệc buffet tại khách sạn.
Kim cho biết: "Bố mẹ tôi đã già, việc chuẩn bị mâm lễ rất mệt mỏi. Chúng tôi cũng không có đủ thời gian để làm mâm lễ nên đã thống nhất với bố mẹ là sẽ ra ngoài ăn cùng nhau. Suy cho cùng, mục đích của Trung thu là mọi người cùng nhau ăn uống ngon miệng và tận hưởng khoảng thời gian vui vẻ".
Nhiều người cho rằng việc các gia đình nên quây quần bên nhau trong lễ Chuseok là để cùng "thờ cúng tổ tiên". Đó là bởi vì vào ngày lễ, việc không cúng bái là một sự bất hiếu lớn đối với tổ tiên.
Tuy nhiên, trong Nho giáo, việc cúng bái chỉ cần làm vào ngày giỗ, còn trong dịp Trung thu thì không có nghi lễ này. Mâm lễ được dâng lên vào dịp Trung thu thực chất là do con cháu cảm thấy có lỗi khi chỉ có bản thân mới được thưởng thức những thức ăn ngon đúng mùa.
Mâm lễ tổ tiên, vốn được chuẩn bị đơn giản đã dần trở nên phức tạp với hàng chục món ăn, hoa quả là hiện tượng xảy ra vào cuối triều đại Joseon khi các gia đình quý tộc cạnh tranh nhau trong việc chuẩn bị, bày biện các mâm lễ cúng.
Theo Cơ quan Xúc tiến Thị trường Doanh nghiệp Nhỏ, chi phí chuẩn bị nguyên liệu, món ăn cho bàn thờ tổ tiên cho lễ Chuseok năm nay trung bình là 295.939 won (khoảng 4,7 triệu VNĐ) nếu mua tại các chợ truyền thống và 367.056 won (khoảng 6,63 triệu VNĐ) nếu mua tại các siêu thị. So với năm ngoái, giá bình quân tại các chợ truyền thống tăng 0,1% và tại các siêu thị lớn tăng 1,1%.
Đáng tiếc là mâm lễ cúng được chuẩn bị với đa dạng các món ăn và tốn không ít thời gian và công sức nhưng nhiều khi lại bị bỏ thừa, không ăn hết do được chuẩn bị quá nhiều.
Với nỗ lực cải thiện tình hình này, vào tháng 1 năm nay, ba tổ chức văn hóa Nho giáo, bao gồm Ủy ban thành lập nghi lễ Sungkyunkwan (cơ quan đi đầu trong việc bảo vệ văn hóa Nho giáo truyền thống) đã đề xuất một "Tiêu chuẩn cho bàn nghi lễ tổ tiên" và khuyến nghị các nghi lễ tổ tiên nên được tổ chức đơn giản.
Theo tiêu chuẩn, các món ăn cơ bản trên bàn 'charye' là △songpyeon (bánh nếp hấp lá thông) △rau △món nướng △kim chi △trái cây △rượu. Có thể thêm thịt, cá và bánh gạo vào mâm lễ cúng. Các món ăn và số lượng món có thể được quyết định thông qua thỏa thuận chung giữa các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, theo các sách nghi thức như 'sagyejeonseo (tiếng Hàn: 사계전서)', các thực phẩm có chứa dầu, chẳng hạn như bánh bột chiên (jeon) và đồ chiên, không được coi là nghi thức và không bắt buộc trong các mâm cúng.
Ủy ban thành lập nghi lễ Sungkyunkwan cũng cho biết, "Theo 'Theo Yegi (tiếng Hàn: 예기)', một cuốn kinh Nho giáo đề cập đến tinh thần cơ bản của lễ nghi, 'lễ nghi lớn phải ngắn gọn' (大禮必簡). Tinh thần thờ cúng tổ tiên không nằm ở số lượng món ăn nên không cần tốn công sức chuẩn bị nhiều".
Choi Young-gap, Ủy ban Lập pháp Nghi lễ của Ủy ban thành lập nghi lễ Sungkyunkwan nhấn mạnh "Lễ tổ tiên là một nghi lễ chứa đầy lòng thành của con cháu, những người luôn nhớ tới và hướng về tổ tiên. Nhưng nếu các nghi lễ thờ cúng gây ra đau khổ hoặc gây bất hòa giữa các thế hệ, gia đình, nó sẽ không bao giờ là một điều đáng mong muốn. Tôi hy vọng rằng 'Tiêu chuẩn cho bàn nghi lễ tổ tiên' này sẽ là điểm khởi đầu để giải quyết gánh nặng kinh tế cũng như những xung đột giữa vai trò của nam giới và phụ nữ trong nhà cũng như xung đột giữa các thế hệ, đồng thời giúp các nghi lễ tổ tiên sẽ được tiến hành theo một cách phù hợp với thực tế hơn".