Đời sống Xã hội

Giám đốc Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul: "Chúng ta cần giáo dục trẻ em trở thành công dân toàn cầu"

Chang Seong-won·Hoàng Phương Ly (sotg813@ajunews.com)18:00 01-12-2023
"Nếu cho đến nay chúng ta đã thành công nuôi dạy trẻ em thành những công dân dân chủ thì giờ đây chúng ta cần phải giải quyết được nhệm vụ giáo dục các em trở thành những công dân toàn cầu", Giám đốc Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul Cho Hee-yeon đã nhấn mạnh điều này trong bài thuyết giảng đặc biệt về chủ đề 'Giáo dục Tương lai và Lịch sử Thế giới' tại Viện Cao học Ngôn ngữ Quốc tế (International Graduate School of Language Education·IGSE) ở Gangdong-gu, Seoul vào ngày 30.

 
Giám đốc Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul Cho Hee-yeon đang trình bày bài thuyết giảng đặc biệt về chủ đề Giáo dục Tương lai và Lịch sử Thế giới tại Viện Cao học Ngôn ngữ Quốc tế IGSE vào ngày 30112023 Ảnhyr29ajunewscom
Giám đốc Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul Cho Hee-yeon đang trình bày bài thuyết giảng đặc biệt về chủ đề 'Giáo dục Tương lai và Lịch sử Thế giới' tại Viện Cao học Ngôn ngữ Quốc tế (IGSE) vào ngày 30/11/2023. [Ảnh=yr29@ajunews.com]
Được mời tới buổi thuyết giảng đặc biệt để kỷ niệm việc đổi tên của IGSE (trước đây là Viện Cao học Tiếng Anh Quốc tế) Giám đốc Cho chia sẻ: "Giáo dục tại Hàn Quốc, và trên thế giới, đang trải qua cách mạng giáo dục thứ ba".

Là một cựu giáo sư xã hội học, Giám đốc Cho định nghĩa cách mạng giáo dục đầu tiên như là một làn sóng xuất hiện trong những năm 60-70 tại Hàn Quốc, chủ yếu nhằm mục đích nuôi dưỡng công dân hiện đại phù hợp với thời đại công nghiệp hóa. Giám đốc Cho tiếp tục mô tả cách mạng giáo dục thứ hai như là một dòng chảy lan rộng trong những năm 80-90 tại Hàn Quốc, với mục tiêu là nuôi dưỡng công dân dân chủ phù hợp với thời đại dân chủ hóa. Sau khi vượt qua thành công hai cách mạng trước đó, nền giáo dục đang đối mặt với cách mạng toàn cầu mới do ảnh hưởng của khí hậu, trí tuệ nhân tạo, và toàn cầu hóa.

Đối mặt với thời kỳ mới này, Giám đốc Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul nhấn mạnh rằng chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận giáo dục để nuôi dưỡng trẻ em trở thành công dân toàn cầu và khuyến khích họ nắm vững nhiều bản sắc, thay vì chỉ một bản sắc như thói quen trước đây.

Trong bài thuyết giảng, Giám đốc Cho cũng giới thiệu về chính sách của mình với tên gọi 'I·D·E·A' (Internationally Cooperative Class, Discussion-oriented class, Ecological Transformative Education, AI-oriented Education), đang được triển khai trong nhiều trường học để đối mặt với những thách thức mới này.

Bên cạnh đó, Giám đốc Cho cũng đề cập đến tầm quan trọng của giáo dục đa văn hóa, đặc biệt khi Hàn Quốc đang trở thành một xã hội ngày càng đa văn hóa hơn với sự gia tăng của các gia đình đa văn hóa, chẳng hạn như các gia đình Hàn-Việt.

Được đánh giá là người có quan điểm tiến bộ và tự do, với lịch sử tham gia PSPD (Đoàn kết Nhân dân vì Dân chủ) - một trong những tổ chức phi chính phủ (NGO) lớn của Hàn Quốc về phong trào dân chủ và nhân quyền, ông Cho Hee-yeon là Giám đốc đầu tiên của Văn phòng Giáo dục Thủ đô Seoul được bầu làm nhiệm kỳ 4 năm. Ông đã chiến thắng trong các cuộc bầu cử năm 2014, 2018 và 2022.

Mặt khác, Viện Cao học Tiếng Anh Quốc tế (IGSE) là trường sau đại học nổi tiếng về chuyên ngành giáo dục tiếng Anh kể từ khi được thành lập vào năm 2002 bởi cố giáo viên Yoon Kyoon, người sáng lập ra Yoons English School; ông cũng được coi là người tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh giáo dục tiếng Anh của Hàn Quốc. Sau khi thành lập Khoa Biên phiên dịch Việt-Hàn đầu tiên tại Hàn Quốc vào năm 2020, IGSE đã quyết định đổi tên để mở rộng phạm vi giáo dục của mình từ tháng 9/2023.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com: Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기