Kinh tế Chính trị

Doanh thu của thực phẩm chế biến sẵn ở Hàn Quốc tăng vọt do người dân có xu hướng tiêu dùng tiết kiệm hơn

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)14:11 07-12-2023
Năm nay, với việc chi phí cho việc ăn uống bên ngoài tăng cao, một thuật ngữ mới là "lạm phát bữa trưa" (lunchflation: được ghép bởi 2 từ tiếng Anh "lucnh" có nghĩa là bữa trưa và "inflation" có nghĩa là lạm phát) cùng trở nên phổ biến. Để đối phó với tình trạng này, người Hàn Quốc có xu hướng tìm mua các sản phẩm chế biến sẵn tại các siêu thị lớn nhằm tiết kiệm chi phí. Theo đó, doanh thu của các sản phẩm này đang cho thấy đà tăng trưởng vô cùng tích cực.

 
Quầy thực phẩm chế biến sẵn trong một siêu thị E-mart ẢnhE-mart
Quầy thực phẩm chế biến sẵn trong một siêu thị E-mart. [Ảnh=E-mart]
E-mart, nhánh siêu thị của tập đoàn bán lẻ Shinsegae của Hàn Quốc, thông báo vào ngày 7 rằng doanh số của các sản phẩm đồ ăn chế biến sẵn được sản xuất và bán trực tiếp tại cửa hàng đã tăng vọt lên vị trí thứ hai trong tổng số các mặt hàng chính của E-mart, tính đến hết tháng 11/2023.

Trước đó, kể cả trước khi dịch Covid-19 xuất hiện, các loại đồ ăn chế biến sẵn cũng không được khách hàng quan tâm nhiều như vậy và không hề xuất hiện trong top 10 các mặt hàng có doanh thu lớn nhất. Tuy nhiên, số lượng tìm kiếm các sản phẩm thực phẩm chế biến sẵn đã tăng lên đáng kể trong thời kỳ dịch Covid-19 do ảnh hưởng của các hạn chế tụ tập. Đà tăng này vẫn tiếp tục được duy trì, thậm chí kể từ năm ngoái (2022), khi gánh nặng chi phí ăn ngoài tăng cao do lạm phát, lượng khách tìm mua các món ăn chế biến sẵn tại siêu thị còn tăng mạnh hơn.

Theo đó, thứ hạng doanh thu của các sản phẩm đồ ăn chế biến sẵn tại E-mart đã tăng vọt từ vị trí thứ 11 năm 2021 lên vị trí thứ 8 năm 2022 và hiện đang đứng ở vị trí thứ 2 (tính đến tháng 11/2023).

Sự phổ biến của các món ăn chế biến sẵn phần lớn là do kể từ nửa cuối năm ngoái, các siêu thị lớn lần lượt tung ra nhiều mặt hàng giá rẻ nhắm đến những khách hàng muốn đổi món, ăn các món khác sơ với các món cơm nhà hàng ngày tuy nhiên lại e dè gánh nặng chi phí khi đi ăn ngoài hoặc gọi đồ ăn giao về nhà.

Tại E-mart, mỗi tháng bán ra 250.000 chiếc bánh mì sandwich, một món ăn tiện lợi có thể thay thế bữa ăn nhẹ. Doanh số của bánh mì sandwich đã tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số các mặt hàng chủ yếu khác như thịt nướng (33%), salad ( 38%), đồ chiên rán (14%) đều tăng.

Mì ăn liền đã đứng thứ ba về doanh số bán hàng trong 5 năm kể từ năm 2019. Trong năm nay doanh số bán mì ăn liền (dạng gói) đã tăng 7% so với năm ngoái.

Trong số các thực phẩm tươi sống, doanh số bán thịt bò Hàn Quốc (hanwoo) có sự gia tăng đáng chú ý.

Doanh số của hanwoo vốn thường dao động ở vị trí thứ 7~9 trong tổng số các mặt hàng thực phẩm tươi sống do có mức giá tương đối đắt nhưng năm nay thứ hạng doanh số của hanwoo đã leo lên vị trí thứ 6 do sự kiện giảm giá tại các siêu thị lớn nhờ nguồn cung tăng.

Tính đến tháng 11, E-mart đã tổ chức các 11 sự kiện giảm giá để thúc đẩy tiêu thụ thịt bò Hàn Quốc và doanh số bán các loại thịt cắt miếng phổ biến như thịt thăn lưng (13%), thăn nõn (9%) và thịt mỡ viền (3%) đều tăng.

Doanh số bán thịt lợn đông lạnh trong nước, loại có giá thành tương đối rẻ cũng tăng 45%.

Bia, vốn giữ vị trí thứ hai trong 4 năm kể từ năm 2019, đã tụt xuống vị trí thứ năm về doanh số.

Điều này là do nhu cầu về đồ uống có cồn đã trở nên phân tán khi rượu whisky trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trong thế hệ trẻ.

Năm nay, doanh số bán rượu whisky của E-mart tăng 15% nhưng doanh số bán bia lại giảm 2%.

Một quan chức của E-Mart cho biết: "Năm nay, do tình hình lạm phát tăng cao nên xu hướng tiêu dùng tiết kiệm tương đối rõ ràng, đặc biệt là các mặt hàng đồ ăn chế biến sẵn có thể thưởng thức ngay tại nhà và giá thành tương đối rẻ".

Mặt khác, cổng thông tin thống kê của Cục Thống kê quốc gia Hàn Quốc mới đây đã cho biết tỷ lệ lạm phát khi đi ăn ngoài, một chỉ số tiêu biểu về thực phẩm, đã vượt mức trung bình chung trong 30 tháng liên tiếp.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기