Ngành phân phối tại Hàn Quốc vốn tập trung vào cạnh tranh về giá và sự đa dạng sản phẩm nay đang cho thấy xu hướng cạnh tranh mới với nỗ lực không ngừng tạo ra sự khác biệt cho không gian của các cửa hàng. Đặc biệt là các khu vực/cửa hàng được lên ý tưởng như các cửa hàng chuyên doanh, chỉ bày bán một loại sản phẩm duy nhất, thường là các sản phẩm đang được khách hàng ưa chuộng.
Theo thông tin tổng hợp từ ngành phân phối vào ngày 12, Homeplus (chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn thứ 2 của Hàn Quốc) đang trong quá trình tu sửa (làm mới) các cửa hàng của mình thành 'Mega Food Market (siêu thị đồ ăn)' tập trung vào mặt hàng thực phẩm/đồ ăn, đã khai trương 'Bảo tàng Ramyeon' đầu tiên tại Chi nhánh Homeplus tại Banghak ở quận Dobong, Seoul vào tháng 6/2022.
Đây là khu vực chuyên doanh mì ăn liền (ramyeon) lớn nhất tại Hàn Quốc với hơn 360 loại mì ăn liền khác nhau, trong đó có 70 loại mì nhập khẩu.
Hiện Homeplus đang điều hành tổng cộng 11 'Mega Food Market' và khu vực 'Bảo tàng Ramyeon' đã vô cùng thành công thu hút được sự chú ý của cả những người yêu thích mì ăn liền cũng như khách hàng thông thường.
Theo đó, sự thuận tiện trong mua sắm đã được nâng cao lên khi tất cả các sản phẩm mì ăn liền được tập trung tại một chỗ giúp cho doanh số bán hàng cũng tăng lên đáng kể.
Tính theo chi nhánh, kể từ khi khai trương 'Bảo tàng Ramyeon', doanh số bán hàng đã tăng trung bình 34% so với cùng kỳ năm trước đó. Ở một số chi nhánh, doanh số bán mì ăn liền còn tăng tới 88%.
Trong năm nay, Homeplus còn lần lượt cho ra mắt 'Whisky Library', không gian chuyên về đồ uống có cồn; 'Mixology Zone', phản ánh xu hướng pha chế đồ uống với rượu; 'Better Choice', tập trung vào các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, đồ ăn nhẹ được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên và đang nhận được phản hồi vô cùng tốt từ khách hàng.
'Whisky Library', nơi có hơn 380 loại rượu whisky, đã chứng kiến doanh số bán hàng năm nay tăng trung bình 65% so với năm ngoái. 'Mixology Zone' và 'Better Choice' cũng cho thấy mức tăng trưởng lần lượt là 145% và 50%.
Ý kiến của chuyên gia cho rằng sự phổ biến của các khu bán hàng chuyên biệt được thúc đẩy là nhờ ảnh hưởng của 'mức độ hài lòng trong mua sắm so với thời gian bỏ ra'. Trong đó, việc khách hàng có thể mua được sản phẩm mình muốn với mức giá hợp lý tại cùng một địa điểm chứ không cần mất thêm thời gian tìm kiếm đã trở thành yếu tố thu hút rất lớn đối với khách hàng.
Một quan chức của Homeplus cho biết, "Trưng bày tập trung giúp tối đa hóa sự thuận tiện cho khách hàng, dẫn đến hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng".
Như đã thấy trong trường hợp Homeplus, các siêu thị lớn tại Hàn Quốc cũng sớm chuyển sự chú ý sang việc tạo ra các cửa hàng chuyên biệt bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng cơ sở rộng khắp của mình.
Lotte Mart hiện đang vận hành 'Zero Meat Zone', một cửa hàng thực phẩm thuần chay và 'Gourmet Street Zone', tập trung các sản phẩm thực phẩm hợp tác với các nhà hàng hoặc đầu bếp nổi tiếng. Trong đó, 'Zero Meat Zone', ra mắt vào năm 2021, đang nhận được phản ứng bùng nổ, với doanh số bán hàng tăng gấp 8 lần trong hai năm.
Bên cạnh đó, E-Mart cũng vận hành một cửa hàng tổng hợp chuyên về thực phẩm tốt cho sức khỏe và 'Wine & Liquor', một cửa hàng chuyên về rượu, đồ uống có cồn.
Gần đây, các cửa hàng tiện lợi, vốn phản ứng nhanh trước những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, cũng bước vào cuộc cạnh tranh cửa hàng chuyên doanh.
CU đã khai trương cửa hàng chuyên bán mì ăn liền đầu tiên tại chi nhánh Hongdae ở quận Mapo, Seoul vào ngày 4/12 vừa qua. Chi nhánh này thu hút sự chú ý nhờ cách sắp xếp không gian độc đáo, với toàn bộ bức tường là kệ đựng mì.
Kể từ khi mở cửa, doanh số bán mì ăn liền trung bình hàng ngày ở chi nhánh này lên tới khoảng 500 gói, cao gấp 10 lần so với các cửa hàng tiện lợi thông thường.
Đặc biệt, nhờ ảnh hưởng của Hallyu tại nước ngoài, sự quan tâm của du khách quốc tế đối với mì ăn liền Hàn Quốc cũng tăng vọt. Chi nhánh chuyên bán mì ăn liền của CU đã trở thành một địa điểm được khách hàng nước ngoài tìm đến, trong đó khoảng 70% khách hàng vào buổi tối là người nước ngoài.
Một quan chức CU cho biết, "(Thông qua chi nhánh chuyên doanh mì ăn liền) chúng tôi đã xác nhận hiệu quả bán hàng của các cửa hàng chuyên biệt tập trung vào một mặt hàng, chúng tôi sẽ mở rộng xu hướng (chuyên doanh) này sang nhiều mặt hàng khác nhau trong tương lai".
Đây là khu vực chuyên doanh mì ăn liền (ramyeon) lớn nhất tại Hàn Quốc với hơn 360 loại mì ăn liền khác nhau, trong đó có 70 loại mì nhập khẩu.
Hiện Homeplus đang điều hành tổng cộng 11 'Mega Food Market' và khu vực 'Bảo tàng Ramyeon' đã vô cùng thành công thu hút được sự chú ý của cả những người yêu thích mì ăn liền cũng như khách hàng thông thường.
Theo đó, sự thuận tiện trong mua sắm đã được nâng cao lên khi tất cả các sản phẩm mì ăn liền được tập trung tại một chỗ giúp cho doanh số bán hàng cũng tăng lên đáng kể.
Tính theo chi nhánh, kể từ khi khai trương 'Bảo tàng Ramyeon', doanh số bán hàng đã tăng trung bình 34% so với cùng kỳ năm trước đó. Ở một số chi nhánh, doanh số bán mì ăn liền còn tăng tới 88%.
Trong năm nay, Homeplus còn lần lượt cho ra mắt 'Whisky Library', không gian chuyên về đồ uống có cồn; 'Mixology Zone', phản ánh xu hướng pha chế đồ uống với rượu; 'Better Choice', tập trung vào các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, đồ ăn nhẹ được làm từ các nguyên liệu thiên nhiên và đang nhận được phản hồi vô cùng tốt từ khách hàng.
'Whisky Library', nơi có hơn 380 loại rượu whisky, đã chứng kiến doanh số bán hàng năm nay tăng trung bình 65% so với năm ngoái. 'Mixology Zone' và 'Better Choice' cũng cho thấy mức tăng trưởng lần lượt là 145% và 50%.
Ý kiến của chuyên gia cho rằng sự phổ biến của các khu bán hàng chuyên biệt được thúc đẩy là nhờ ảnh hưởng của 'mức độ hài lòng trong mua sắm so với thời gian bỏ ra'. Trong đó, việc khách hàng có thể mua được sản phẩm mình muốn với mức giá hợp lý tại cùng một địa điểm chứ không cần mất thêm thời gian tìm kiếm đã trở thành yếu tố thu hút rất lớn đối với khách hàng.
Một quan chức của Homeplus cho biết, "Trưng bày tập trung giúp tối đa hóa sự thuận tiện cho khách hàng, dẫn đến hiệu quả trong việc thu hút khách hàng và tăng doanh số bán hàng".
Như đã thấy trong trường hợp Homeplus, các siêu thị lớn tại Hàn Quốc cũng sớm chuyển sự chú ý sang việc tạo ra các cửa hàng chuyên biệt bằng cách tận dụng cơ sở hạ tầng cơ sở rộng khắp của mình.
Lotte Mart hiện đang vận hành 'Zero Meat Zone', một cửa hàng thực phẩm thuần chay và 'Gourmet Street Zone', tập trung các sản phẩm thực phẩm hợp tác với các nhà hàng hoặc đầu bếp nổi tiếng. Trong đó, 'Zero Meat Zone', ra mắt vào năm 2021, đang nhận được phản ứng bùng nổ, với doanh số bán hàng tăng gấp 8 lần trong hai năm.
Bên cạnh đó, E-Mart cũng vận hành một cửa hàng tổng hợp chuyên về thực phẩm tốt cho sức khỏe và 'Wine & Liquor', một cửa hàng chuyên về rượu, đồ uống có cồn.
Gần đây, các cửa hàng tiện lợi, vốn phản ứng nhanh trước những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của giới trẻ, cũng bước vào cuộc cạnh tranh cửa hàng chuyên doanh.
CU đã khai trương cửa hàng chuyên bán mì ăn liền đầu tiên tại chi nhánh Hongdae ở quận Mapo, Seoul vào ngày 4/12 vừa qua. Chi nhánh này thu hút sự chú ý nhờ cách sắp xếp không gian độc đáo, với toàn bộ bức tường là kệ đựng mì.
Kể từ khi mở cửa, doanh số bán mì ăn liền trung bình hàng ngày ở chi nhánh này lên tới khoảng 500 gói, cao gấp 10 lần so với các cửa hàng tiện lợi thông thường.
Đặc biệt, nhờ ảnh hưởng của Hallyu tại nước ngoài, sự quan tâm của du khách quốc tế đối với mì ăn liền Hàn Quốc cũng tăng vọt. Chi nhánh chuyên bán mì ăn liền của CU đã trở thành một địa điểm được khách hàng nước ngoài tìm đến, trong đó khoảng 70% khách hàng vào buổi tối là người nước ngoài.
Một quan chức CU cho biết, "(Thông qua chi nhánh chuyên doanh mì ăn liền) chúng tôi đã xác nhận hiệu quả bán hàng của các cửa hàng chuyên biệt tập trung vào một mặt hàng, chúng tôi sẽ mở rộng xu hướng (chuyên doanh) này sang nhiều mặt hàng khác nhau trong tương lai".