Kết quả một cuộc khảo sát gần đây cho thấy có tới một nửa số người Hàn Quốc đang có kế hoạch thắt chặt hầu bao vào năm 2024 do lạm phát và thu nhập giảm. Điều này cũng dự báo rằng việc phục hồi tiêu dùng hộ gia đình trong năm tới của Hàn Quốc sẽ đối mặt với không ít khó khăn.
Vào ngày 13, Liên đoàn Công nghiệp Hàn Quốc (FKI) đã công bố kết quả 'Khảo sát Kế hoạch Chi tiêu Tiêu dùng Quốc gia năm 2024' được thực hiện trên 1.000 người từ 18 tuổi trở lên từ ngày 27~30/11 bằng cách ủy quyền cho Mono Research, một cơ quan nghiên cứu dư luận.
Theo khảo sát, 52,3% tổng số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch giảm chi tiêu trong năm tới.
FKI giải thích rằng tiêu dùng tư nhân vốn có dấu hiệu phục hồi sau dịch Covid-19 tuy nhiên cho tới năm nay đà phục hồi đã bắt đầu chậm lại và thậm chí khó có khả năng cải thiện kể cả trong năm tới.
Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi cho thấy người tiêu dùng có kế hoạch giảm chi tiêu trong năm nay it hơn 3,9 điểm phần trăm so với tỷ lệ của cùng cuộc khảo sát trong năm ngoái (56,2%). Theo đó, FKI phân tích mức độ giảm tiêu dùng dự kiến sẽ phần nào bớt căng thẳng hơn với năm nay.
Lý do chính khiến người tiêu dùng muốn giảm chi tiêu là do giá cả tiếp tục tăng cao (43,5%). Tiếp theo là mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng thất nghiệp hoặc thu nhập dự kiến sẽ giảm (13,1%), gánh nặng thuế và tiện ích tăng (10,1%), lo lắng về việc giảm thu nhập từ tài sản và thu nhập khác (9%).
Những hạng mục được người tiêu dùng ưu tiên cắt giảm là du lịch, ăn uống và lưu trú (20,6%), các hoạt động giải trí và văn hóa (14,9%), quần áo và giày dép (13,7%).
Về khả năng chi tiêu trong năm sau, đa số ý kiến cho rằng sẽ tương đương năm nay (45,7%), tuy nhiên cũng có tới 42,1% cho rằng không đủ.
Về triển vọng kinh tế cho năm sau (2024), cứ 10 người thì có khoảng 9 người (88,7%) dự đoán sẽ tương tự năm nay hoặc tệ hơn. Trong đó, 46,5% cho rằng tình hình tương tự như năm nay còn 42,2% nhận định tình hình sẽ còn xấu hơn. Chỉ có 11,3% cho rằng tình hình kinh tế sẽ được cải thiện.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp chính sách nên được thực hiện để cải thiện môi trường tiêu dùng là ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái (43,6%), giảm lãi suất (16,1%) và giảm bớt gánh nặng thuế và phí tiện ích (15,4%).
Choo Kwang-ho, Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp của FKI cho biết: "Với nền tảng tiêu dùng của các hộ gia đình còn yếu do gánh nặng nợ nần quá mức, lãi suất và lạm phát cao, dự kiến chi tiêu của người tiêu dùng sẽ khó có thể cải thiện đáng kể trong năm tới. Cần phải kích thích khả năng chi tiêu của các hộ gia đình bằng cách tạo thêm việc làm thông qua mở rộng đầu tư của doanh nghiệp cùng với nỗ lực giảm bớt gánh nặng tài chính".
Theo khảo sát, 52,3% tổng số người được hỏi cho biết họ có kế hoạch giảm chi tiêu trong năm tới.
FKI giải thích rằng tiêu dùng tư nhân vốn có dấu hiệu phục hồi sau dịch Covid-19 tuy nhiên cho tới năm nay đà phục hồi đã bắt đầu chậm lại và thậm chí khó có khả năng cải thiện kể cả trong năm tới.
Tuy nhiên, tỷ lệ phản hồi cho thấy người tiêu dùng có kế hoạch giảm chi tiêu trong năm nay it hơn 3,9 điểm phần trăm so với tỷ lệ của cùng cuộc khảo sát trong năm ngoái (56,2%). Theo đó, FKI phân tích mức độ giảm tiêu dùng dự kiến sẽ phần nào bớt căng thẳng hơn với năm nay.
Lý do chính khiến người tiêu dùng muốn giảm chi tiêu là do giá cả tiếp tục tăng cao (43,5%). Tiếp theo là mối lo ngại ngày càng tăng về tình trạng thất nghiệp hoặc thu nhập dự kiến sẽ giảm (13,1%), gánh nặng thuế và tiện ích tăng (10,1%), lo lắng về việc giảm thu nhập từ tài sản và thu nhập khác (9%).
Những hạng mục được người tiêu dùng ưu tiên cắt giảm là du lịch, ăn uống và lưu trú (20,6%), các hoạt động giải trí và văn hóa (14,9%), quần áo và giày dép (13,7%).
Về khả năng chi tiêu trong năm sau, đa số ý kiến cho rằng sẽ tương đương năm nay (45,7%), tuy nhiên cũng có tới 42,1% cho rằng không đủ.
Về triển vọng kinh tế cho năm sau (2024), cứ 10 người thì có khoảng 9 người (88,7%) dự đoán sẽ tương tự năm nay hoặc tệ hơn. Trong đó, 46,5% cho rằng tình hình tương tự như năm nay còn 42,2% nhận định tình hình sẽ còn xấu hơn. Chỉ có 11,3% cho rằng tình hình kinh tế sẽ được cải thiện.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy các biện pháp chính sách nên được thực hiện để cải thiện môi trường tiêu dùng là ổn định giá cả và tỷ giá hối đoái (43,6%), giảm lãi suất (16,1%) và giảm bớt gánh nặng thuế và phí tiện ích (15,4%).
Choo Kwang-ho, Trưởng phòng Hợp tác Kinh tế và Công nghiệp của FKI cho biết: "Với nền tảng tiêu dùng của các hộ gia đình còn yếu do gánh nặng nợ nần quá mức, lãi suất và lạm phát cao, dự kiến chi tiêu của người tiêu dùng sẽ khó có thể cải thiện đáng kể trong năm tới. Cần phải kích thích khả năng chi tiêu của các hộ gia đình bằng cách tạo thêm việc làm thông qua mở rộng đầu tư của doanh nghiệp cùng với nỗ lực giảm bớt gánh nặng tài chính".