KakaoTalk, 'ứng dụng nhắn tin quốc dân' của Hàn Quốc có nguy cơ bị YouTube soán ngôi. Gần đây, khoảng cách giữa KakaoTalk và YouTube về số lượng người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) đang ngày càng thu hẹp và có nhiều dự đoán cho rằng ứng dụng được sử dụng nhiều nhất Hàn Quốc sẽ sớm có sự thay đổi.
Theo thống kê do nền tảng phân tích Mobile Index thuộc công ty dữ liệu lớn IGAworks của Hàn Quốc công bố vào ngày 3, MAU của ứng dụng nhắn tin KakaoTalk (được phát triển và điều hành bởi Kakao Group) vào tháng 12/2023 là 41.021.737 người, chỉ nhiều hơn 336 người so với ứng dụng ở vị trí thứ hai là YouTube (41.021.401). MAU đề cập đến số lượng người dùng sử dụng dịch vụ ít nhất mỗi tháng một lần.
Khoảng cách giữa KakaoTalk và YouTube đã thu hẹp từ 1.442.900 người vào tháng 12 năm 2022 xuống còn 840.000 vào tháng 3/2023, phá vỡ cột mốc 1 triệu. Sau đó, tới tháng 11 con số này tiếp tục thu hẹp xuống còn 215.600 người. Đáng chú ý chỉ sau 1 tháng, đến tháng 12, khoảng cách về số người dùng hoạt động hàng tháng chỉ còn chưa đến 350 người.
Đây là khoảng cách hàng tháng nhỏ nhất kể từ khi Mobile Index bắt đầu tổng hợp số liệu liên quan vào tháng 5/2020 sau khi tính tổng số lượng người dùng trên cả Android và iOS, hai hệ điều hành chính của các dòng điện thoại thông minh.
Nếu xu hướng này tiếp tục, có vẻ như KakaoTalk sẽ mất vị trí dẫn đầu vào tay YouTube trong năm 2024.
Điều này là do trong khi KakaoTalk đang mất dần vị thế chủ yếu với người dùng 'gen Z' (những người trẻ tuổi sinh từ năm 1997~2015), bao gồm cả thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20, thì YouTube hiện đang trở thành một dịch vụ được mọi người bất kể tuổi tác yêu thích.
Đặc biệt, phân tích cho thấy yếu tố lớn nhất dẫn đến xu hướng này là sự thay đổi trong thói quen sử dụng di động của người dùng ở độ tuổi 30.
Xét về MAU theo nhóm tuổi, YouTube có xu hướng đứng đầu trong số những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và 20~29 tuổi trong khi KakaoTalk phổ biến với những người ở độ tuổi 30 trở lên. Tuy nhiên, sau tháng 5/2023, YouTube đã xếp hạng đầu tiên về MAU đối với những người ở độ tuổi 30 và giữ vững được vị trí này trong 6 tháng liên tiếp từ tháng 7~12/2023.
Ngoài MAU, YouTube hiện tại còn vượt xa KakaoTalk và Naver về tổng thời gian sử dụng hàng tháng của các ứng dụng di động trong nước.
Tháng trước, tổng số giờ xem YouTube trên thiết bị di động ở Hàn Quốc là khoảng 1 tỷ 628,97 triệu giờ, tăng hơn 150 triệu giờ so với năm 2022 (1 tỷ 473,02 triệu giờ). Con số này cao hơn lần lượt 3 lần và 5 lần so với ứng dụng đứng ở vị trí thứ hai là KakaoTalk (509,45 triệu giờ) và vị trí thứ ba là Naver (324,15 triệu giờ).
Một quan chức trong ngành cho biết: "YouTube đang trở nên phổ biến nhờ nhanh chóng tung ra các yếu tố mà gen Z đam mê, chẳng hạn như Shorts (một dịch vụ video dạng ngắn khoảng 15~60 giây). Đồng thời, so với các nền tảng trong nước, việc kinh doanh của Youtube tương đối tự do hơn do có những điểm mù về quy định khiến phần nào ứng dụng này có được vị thế thuận lợi trong việc thu hút cơ sở người dùng".
Khoảng cách giữa KakaoTalk và YouTube đã thu hẹp từ 1.442.900 người vào tháng 12 năm 2022 xuống còn 840.000 vào tháng 3/2023, phá vỡ cột mốc 1 triệu. Sau đó, tới tháng 11 con số này tiếp tục thu hẹp xuống còn 215.600 người. Đáng chú ý chỉ sau 1 tháng, đến tháng 12, khoảng cách về số người dùng hoạt động hàng tháng chỉ còn chưa đến 350 người.
Đây là khoảng cách hàng tháng nhỏ nhất kể từ khi Mobile Index bắt đầu tổng hợp số liệu liên quan vào tháng 5/2020 sau khi tính tổng số lượng người dùng trên cả Android và iOS, hai hệ điều hành chính của các dòng điện thoại thông minh.
Nếu xu hướng này tiếp tục, có vẻ như KakaoTalk sẽ mất vị trí dẫn đầu vào tay YouTube trong năm 2024.
Điều này là do trong khi KakaoTalk đang mất dần vị thế chủ yếu với người dùng 'gen Z' (những người trẻ tuổi sinh từ năm 1997~2015), bao gồm cả thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20, thì YouTube hiện đang trở thành một dịch vụ được mọi người bất kể tuổi tác yêu thích.
Đặc biệt, phân tích cho thấy yếu tố lớn nhất dẫn đến xu hướng này là sự thay đổi trong thói quen sử dụng di động của người dùng ở độ tuổi 30.
Xét về MAU theo nhóm tuổi, YouTube có xu hướng đứng đầu trong số những người ở độ tuổi thanh thiếu niên và 20~29 tuổi trong khi KakaoTalk phổ biến với những người ở độ tuổi 30 trở lên. Tuy nhiên, sau tháng 5/2023, YouTube đã xếp hạng đầu tiên về MAU đối với những người ở độ tuổi 30 và giữ vững được vị trí này trong 6 tháng liên tiếp từ tháng 7~12/2023.
Ngoài MAU, YouTube hiện tại còn vượt xa KakaoTalk và Naver về tổng thời gian sử dụng hàng tháng của các ứng dụng di động trong nước.
Tháng trước, tổng số giờ xem YouTube trên thiết bị di động ở Hàn Quốc là khoảng 1 tỷ 628,97 triệu giờ, tăng hơn 150 triệu giờ so với năm 2022 (1 tỷ 473,02 triệu giờ). Con số này cao hơn lần lượt 3 lần và 5 lần so với ứng dụng đứng ở vị trí thứ hai là KakaoTalk (509,45 triệu giờ) và vị trí thứ ba là Naver (324,15 triệu giờ).
Một quan chức trong ngành cho biết: "YouTube đang trở nên phổ biến nhờ nhanh chóng tung ra các yếu tố mà gen Z đam mê, chẳng hạn như Shorts (một dịch vụ video dạng ngắn khoảng 15~60 giây). Đồng thời, so với các nền tảng trong nước, việc kinh doanh của Youtube tương đối tự do hơn do có những điểm mù về quy định khiến phần nào ứng dụng này có được vị thế thuận lợi trong việc thu hút cơ sở người dùng".