Trong khi webtoon (truyện tranh mạng) Hàn Quốc đã và đang được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới, truyện tranh theo kiểu truyền thống của Hàn Quốc (hay còn được gọi là manhwa) cũng đang chứng minh được sức hút của mình tại thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan.
Theo báo cáo 'Khảo sát tình trạng mở rộng nội dung Hàn Quốc (K-content) ở nước ngoài năm 2023' của Cơ quan Nội dung sáng tạo Hàn Quốc (KOCCA) vào ngày 12, truyện tranh Hàn Quốc chiếm trung bình 47,0% tổng lượng sử dụng truyện tranh ở Thái Lan.
Đây là tỷ lệ cao nhất trong số 9 quốc gia được khảo sát, bao gồm Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tỷ lệ trung bình sử dụng truyện tranh Hàn Quốc ở 9 quốc gia khảo sát là 35,5%.
Cụ thể, tại Nhật Bản, nơi các tạp chí truyện tranh và truyện tranh (manga) trong nước đã có chỗ đứng vững chắc, tỷ lệ sử dụng truyện tranh Hàn Quốc là thấp nhất, đạt 19,5%.
Ở Mỹ, nơi truyện tranh như Marvel và DC là xu hướng chủ đạo, con số này là 35,6%.
Ở Pháp, nơi có nền văn hóa truyện tranh mang tên Bande Dessinée (BD: dòng truyện tranh thường có nguyên bản bằng tiếng Pháp và được tạo ra dành cho độc giả tại Pháp và Bỉ), con số này đạt là 23,7%.
Khi thảo luận về sự gia nhập và phổ biến của webtoon vào thị trường toàn cầu, những thành tựu ở Nhật Bản và Pháp, các cường quốc truyện tranh truyền thống và Mỹ, nơi việc mở rộng sở hữu trí tuệ (IP) trở nên dễ dàng, đã nhận được sự chú ý. Bên cạnh đó, ở các nước lớn thuộc khu vực Đông Nam Á các dòng truyện tranh của Hàn Quốc cũng ghi nhận được phản ứng tích cực.
Tại thị trường Đông Nam Á, người ta nhận thấy không chỉ tỷ lệ sử dụng thông thường mà tỷ lệ sử dụng thường xuyên và tỷ lệ sử dụng có trả phí đều cao.
Trong một cuộc khảo sát hỏi về thói quen sử dụng nội dung truyện tranh Hàn Quốc, 85,4% người Việt Nam được hỏi cho biết họ sử dụng thường xuyên. Tại Thái Lan, tỷ lệ người dùng thường xuyên truyện tranh Hàn Quốc đạt 82,9%.
Tỷ lệ người dân sẵn sàng mở hầu bao để trả phí đọc truyện tranh Hàn Quốc cũng cao hơn so với các loại truyện tranh khác.
67,5% độc giả Indonesia cho biết họ đã chi tiền để đọc truyện tranh Hàn Quốc, trong khi ở Việt Nam và Thái Lan, con số này lần lượt 60,1% và 58,3%.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát với 1.516 độc giả đã gặp hoặc biết đến nội dung truyện tranh Hàn Quốc trong vòng ba năm qua tại 9 quốc gia nơi Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc có trụ sở ở nước ngoài.
Những bộ truyện nhận được sự yêu thích của độc giả toàn cầu có thể kể đến như 'Solo Leveling', 'True Beauty (Vẻ đẹp đích thực)', 'Lookism', 'Tower of God'.
Nhận thấy tiềm năng của các thị trường Đông Nam Á, các nền tảng truyện tranh Hàn Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào các quốc gia này, đặc biệt là các hoạt động tại Thái Lan.
Naver Webtoon đã vận hành 'Line Webtoon', một dịch vụ cung cấp truyện tranh Hàn Quốc bằng tiếng Thái, kể từ tháng 11/2014.
Tháng trước, cửa hàng pop-up bán hàng webtoon chính thức đầu tiên ở Đông Nam Á đã được khai trương tại Bangkok. Với chủ đề xoanh quanh bộ truyện 'I'm the most beautiful count', cửa hàng pop-up này đã thu hút được khoảng 10.000 khách tới tham quan, mua hàng.
Naver Webtoon cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch xem xét tích cực việc triển khai các cửa hàng pop-up sử dụng tài sản trí tuệ (IP) tiềm năng tại thị trường Đông Nam Á trong tương lai".
Theo Data.AI, một công ty phân tích dữ liệu thị trường ứng dụng di động, tính đến tháng 1/2024, Line Webtoon đứng đầu cả về doanh số bán hàng và số người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trong số các nền tảng webtoon ở Thái Lan.
Mặt khác, Kakao Webtoon cũng đã gia nhập thị trường Thái Lan vào năm 2021 và đang tích cực tham gia nhiều sự kiện khác nhau chẳng hạn như tài trợ cho sự kiện Thai Comic Con, được coi là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2022, đồng thời cũng đã thiết lập gian hàng tại Thai K-Expo năm 2023.
Bên cạnh việc tiêu thụ nội dung một cách đơn thuần, các webtoon Hàn Quốc, chẳng hạn như webtoon của Naver 'My ID is Gangnam Beauty!' và webtoon của Kakao Page 'Hohyunghoje', cũng dự kiến sẽ được chuyển thể thành phim truyền hình ở Thái Lan.
Đây là tỷ lệ cao nhất trong số 9 quốc gia được khảo sát, bao gồm Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Nga và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Tỷ lệ trung bình sử dụng truyện tranh Hàn Quốc ở 9 quốc gia khảo sát là 35,5%.
Cụ thể, tại Nhật Bản, nơi các tạp chí truyện tranh và truyện tranh (manga) trong nước đã có chỗ đứng vững chắc, tỷ lệ sử dụng truyện tranh Hàn Quốc là thấp nhất, đạt 19,5%.
Ở Mỹ, nơi truyện tranh như Marvel và DC là xu hướng chủ đạo, con số này là 35,6%.
Ở Pháp, nơi có nền văn hóa truyện tranh mang tên Bande Dessinée (BD: dòng truyện tranh thường có nguyên bản bằng tiếng Pháp và được tạo ra dành cho độc giả tại Pháp và Bỉ), con số này đạt là 23,7%.
Khi thảo luận về sự gia nhập và phổ biến của webtoon vào thị trường toàn cầu, những thành tựu ở Nhật Bản và Pháp, các cường quốc truyện tranh truyền thống và Mỹ, nơi việc mở rộng sở hữu trí tuệ (IP) trở nên dễ dàng, đã nhận được sự chú ý. Bên cạnh đó, ở các nước lớn thuộc khu vực Đông Nam Á các dòng truyện tranh của Hàn Quốc cũng ghi nhận được phản ứng tích cực.
Tại thị trường Đông Nam Á, người ta nhận thấy không chỉ tỷ lệ sử dụng thông thường mà tỷ lệ sử dụng thường xuyên và tỷ lệ sử dụng có trả phí đều cao.
Trong một cuộc khảo sát hỏi về thói quen sử dụng nội dung truyện tranh Hàn Quốc, 85,4% người Việt Nam được hỏi cho biết họ sử dụng thường xuyên. Tại Thái Lan, tỷ lệ người dùng thường xuyên truyện tranh Hàn Quốc đạt 82,9%.
Tỷ lệ người dân sẵn sàng mở hầu bao để trả phí đọc truyện tranh Hàn Quốc cũng cao hơn so với các loại truyện tranh khác.
67,5% độc giả Indonesia cho biết họ đã chi tiền để đọc truyện tranh Hàn Quốc, trong khi ở Việt Nam và Thái Lan, con số này lần lượt 60,1% và 58,3%.
Đây là kết quả của cuộc khảo sát với 1.516 độc giả đã gặp hoặc biết đến nội dung truyện tranh Hàn Quốc trong vòng ba năm qua tại 9 quốc gia nơi Cơ quan Nội dung Sáng tạo Hàn Quốc có trụ sở ở nước ngoài.
Những bộ truyện nhận được sự yêu thích của độc giả toàn cầu có thể kể đến như 'Solo Leveling', 'True Beauty (Vẻ đẹp đích thực)', 'Lookism', 'Tower of God'.
Nhận thấy tiềm năng của các thị trường Đông Nam Á, các nền tảng truyện tranh Hàn Quốc đã đẩy mạnh đầu tư vào các quốc gia này, đặc biệt là các hoạt động tại Thái Lan.
Naver Webtoon đã vận hành 'Line Webtoon', một dịch vụ cung cấp truyện tranh Hàn Quốc bằng tiếng Thái, kể từ tháng 11/2014.
Tháng trước, cửa hàng pop-up bán hàng webtoon chính thức đầu tiên ở Đông Nam Á đã được khai trương tại Bangkok. Với chủ đề xoanh quanh bộ truyện 'I'm the most beautiful count', cửa hàng pop-up này đã thu hút được khoảng 10.000 khách tới tham quan, mua hàng.
Naver Webtoon cho biết: "Chúng tôi có kế hoạch xem xét tích cực việc triển khai các cửa hàng pop-up sử dụng tài sản trí tuệ (IP) tiềm năng tại thị trường Đông Nam Á trong tương lai".
Theo Data.AI, một công ty phân tích dữ liệu thị trường ứng dụng di động, tính đến tháng 1/2024, Line Webtoon đứng đầu cả về doanh số bán hàng và số người dùng hoạt động hàng tháng (MAU) trong số các nền tảng webtoon ở Thái Lan.
Mặt khác, Kakao Webtoon cũng đã gia nhập thị trường Thái Lan vào năm 2021 và đang tích cực tham gia nhiều sự kiện khác nhau chẳng hạn như tài trợ cho sự kiện Thai Comic Con, được coi là một trong những sự kiện văn hóa lớn nhất Đông Nam Á vào năm 2022, đồng thời cũng đã thiết lập gian hàng tại Thai K-Expo năm 2023.
Bên cạnh việc tiêu thụ nội dung một cách đơn thuần, các webtoon Hàn Quốc, chẳng hạn như webtoon của Naver 'My ID is Gangnam Beauty!' và webtoon của Kakao Page 'Hohyunghoje', cũng dự kiến sẽ được chuyển thể thành phim truyền hình ở Thái Lan.