Gần đây, trong bối cảnh lạm phát tăng cao và tình hình kinh tế có nhiều biến động, nhu cầu về hàng xa xỉ của người tiêu dùng Hàn Quốc có phần suy giảm. Thay vào đó, người tiêu dùng nước này chuyển hướng sang các thương hiệu thời trang trong nước, được tạo ra bởi các nhà thiết kế người Hàn.
Theo thông tin từ ngành công nghiệp liên quan vào ngày 27, các thương hiệu thời trang nội địa Hàn Quốc, vốn được phát triển dựa trên nền tảng trực tuyến, gần đây đã ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với đối tượng người tiêu dùng trẻ tuổi, góp phần giúp các thương hiệu này từng bước một tiến vào trung tâm mua sắm lớn.
'SURGERY' là một thương hiệu thiết kế nội địa Hàn Quốc, nổi tiếng với việc làm mới lại (re-make) các loại quần áo đã qua sử dụng với trọng tâm được nhấn mạnh là nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon tạo ra trong quá trình sản xuất quần áo.
Mặc dù chi phí để làm mới lại trang phục không phải rẻ, trong khoảng 200.000-500.000 won (khoảng 3,7 triệu~9,2 triệu VNĐ) cho các sản phẩm quần áo thông thường và khoảng từ 1 triệu won (khoảng 18,45 triệu VNĐ) cho các sản phẩm phiên bản giới hạn, nhưng nhờ được truyền miệng trong nhóm những người tiêu dùng thế hệ trẻ (20~40 tuổi) đề cao giá trị của sản phẩm nên thương hiệu này thậm chí đã có thể mở một cửa hàng tạm thời (pop-up store) tại trung tâm thương mại cao cấp Galleria ở Apgujeong, Seoul.
Trong cùng ngày, thương hiệu ‘FFF Postal Service’ cũng đã mở cửa hàng pop-up tại Galleria. FFF Postal Service là thương hiệu thời trang do giám đốc người Hàn Quốc Jonathan Choi thành lập, với trang phục mang hơi hướng khoa học viễn tưởng (sci-fi).
Bên cạnh đó còn có ‘NEWALRIN’, vốn được nhiều người tiêu dùng nữ giới biết đến với các sản phẩm mang phong cách 'balletcore' kết hợp trang phục múa ba lê với trang phục hàng ngày. Phong cách thời trang này đã trở thành chủ đề nóng khi Jennie, thành viên nhóm nhạc nữ nổi tiếng Blackpink, thường xuyên diện nó làm trang phục trong tour lưu diễn nước ngoài.
Đáng chú ý, chỉ trong 3 ngày (23~25/2), doanh thu bán hàng của các thương hiệu nội địa Hàn Quốc thông qua các cửa hàng pop-up tại trung tâm thương mại Gelleria đã đạt 120 triệu won. Theo một quan chức của Galleria, con số này đã vượt quá doanh số bán hàng cuối tuần của các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Chanel và Louis Vuitton.
Lý do khiến các thương hiệu thiết kế nội địa Hàn Quốc có thể tiến vào khu vực kinh doanh hàng xa xỉ phẩm của các trung tâm thương mại phần lớn là nhờ làn són yêu thích các thương hiệu thiết kế mới của Hàn Quốc (còn được gọi là 'K-Contemporary') của người tiêu dùng trẻ Hàn Quốc.
Gần đây, các thương hiệu thiết kế có lượng người yêu thích hùng mạnh đến mức mỗi khi có các cửa hàng pop-up thì sẽ luôn có hàng dài người chờ đợi trước cửa hàng trước giờ mở cửa (open run) với mong muốn có thể vào tham quan, mua sắm sớm nhất.
Khi số lượng người tiêu dùng ưa thích những thương hiệu này tăng lên, việc dành cả ngày để tới các cửa hàng pop-up mua sắm cũng đã trở thành một phần văn hóa của giới trẻ Hàn Quốc, đặc biệt là ở khu vực Seongsu-dong (Seoul) và tại các trung tâm thương mại như The Hyundai Seoul và Galleria.
Điểm chung của các thương hiệu này là đều là những thương hiệu Hàn Quốc nhỏ phát triển trên các nền tảng trực tuyến của riêng họ và mở rộng sang các trung tâm thương mại thông qua ảnh hưởng tích cực của thông tin được truyền miệng. Nó khác với xuất phát điểm là những thương hiệu xa xỉ hiện có, được các tập đoàn lớn quy hoạch và được công chúng biết đến thông qua mạng lưới phân phối.
Sự thành công của các thương hiệu này phần lớn nhờ vào sự xuất hiện của giới trẻ theo đuổi cá tính và phong cách riêng cũng như việc tích cực giao tiếp trực tuyến.
Một quan chức trong ngành trung tâm thương mại cho biết: "Mặc dù mức độ nhận biết ban đầu về thương hiệu có thể chưa cao nhưng đã rất nhiều người đam mê các thương hiệu này ghé thăm, cộng với việc không ít các khách hàng trẻ tuổi đổ xô tới các cửa hàng pop-up đã khiến các thương hiệu mới này trở thành chủ đề nóng. Nhờ có lực lượng người hâm mộ đông đảo, mỗi khi mở cửa hàng pop-up, các thương hiệu nội địa này cũng có thể tạo ra doanh số bán hàng nhiều như bất kỳ thương hiệu xa xỉ nào khác".
'SURGERY' là một thương hiệu thiết kế nội địa Hàn Quốc, nổi tiếng với việc làm mới lại (re-make) các loại quần áo đã qua sử dụng với trọng tâm được nhấn mạnh là nhằm giảm thiểu lượng khí thải carbon tạo ra trong quá trình sản xuất quần áo.
Mặc dù chi phí để làm mới lại trang phục không phải rẻ, trong khoảng 200.000-500.000 won (khoảng 3,7 triệu~9,2 triệu VNĐ) cho các sản phẩm quần áo thông thường và khoảng từ 1 triệu won (khoảng 18,45 triệu VNĐ) cho các sản phẩm phiên bản giới hạn, nhưng nhờ được truyền miệng trong nhóm những người tiêu dùng thế hệ trẻ (20~40 tuổi) đề cao giá trị của sản phẩm nên thương hiệu này thậm chí đã có thể mở một cửa hàng tạm thời (pop-up store) tại trung tâm thương mại cao cấp Galleria ở Apgujeong, Seoul.
Trong cùng ngày, thương hiệu ‘FFF Postal Service’ cũng đã mở cửa hàng pop-up tại Galleria. FFF Postal Service là thương hiệu thời trang do giám đốc người Hàn Quốc Jonathan Choi thành lập, với trang phục mang hơi hướng khoa học viễn tưởng (sci-fi).
Bên cạnh đó còn có ‘NEWALRIN’, vốn được nhiều người tiêu dùng nữ giới biết đến với các sản phẩm mang phong cách 'balletcore' kết hợp trang phục múa ba lê với trang phục hàng ngày. Phong cách thời trang này đã trở thành chủ đề nóng khi Jennie, thành viên nhóm nhạc nữ nổi tiếng Blackpink, thường xuyên diện nó làm trang phục trong tour lưu diễn nước ngoài.
Đáng chú ý, chỉ trong 3 ngày (23~25/2), doanh thu bán hàng của các thương hiệu nội địa Hàn Quốc thông qua các cửa hàng pop-up tại trung tâm thương mại Gelleria đã đạt 120 triệu won. Theo một quan chức của Galleria, con số này đã vượt quá doanh số bán hàng cuối tuần của các thương hiệu xa xỉ nổi tiếng như Chanel và Louis Vuitton.
Lý do khiến các thương hiệu thiết kế nội địa Hàn Quốc có thể tiến vào khu vực kinh doanh hàng xa xỉ phẩm của các trung tâm thương mại phần lớn là nhờ làn són yêu thích các thương hiệu thiết kế mới của Hàn Quốc (còn được gọi là 'K-Contemporary') của người tiêu dùng trẻ Hàn Quốc.
Gần đây, các thương hiệu thiết kế có lượng người yêu thích hùng mạnh đến mức mỗi khi có các cửa hàng pop-up thì sẽ luôn có hàng dài người chờ đợi trước cửa hàng trước giờ mở cửa (open run) với mong muốn có thể vào tham quan, mua sắm sớm nhất.
Khi số lượng người tiêu dùng ưa thích những thương hiệu này tăng lên, việc dành cả ngày để tới các cửa hàng pop-up mua sắm cũng đã trở thành một phần văn hóa của giới trẻ Hàn Quốc, đặc biệt là ở khu vực Seongsu-dong (Seoul) và tại các trung tâm thương mại như The Hyundai Seoul và Galleria.
Điểm chung của các thương hiệu này là đều là những thương hiệu Hàn Quốc nhỏ phát triển trên các nền tảng trực tuyến của riêng họ và mở rộng sang các trung tâm thương mại thông qua ảnh hưởng tích cực của thông tin được truyền miệng. Nó khác với xuất phát điểm là những thương hiệu xa xỉ hiện có, được các tập đoàn lớn quy hoạch và được công chúng biết đến thông qua mạng lưới phân phối.
Sự thành công của các thương hiệu này phần lớn nhờ vào sự xuất hiện của giới trẻ theo đuổi cá tính và phong cách riêng cũng như việc tích cực giao tiếp trực tuyến.
Một quan chức trong ngành trung tâm thương mại cho biết: "Mặc dù mức độ nhận biết ban đầu về thương hiệu có thể chưa cao nhưng đã rất nhiều người đam mê các thương hiệu này ghé thăm, cộng với việc không ít các khách hàng trẻ tuổi đổ xô tới các cửa hàng pop-up đã khiến các thương hiệu mới này trở thành chủ đề nóng. Nhờ có lực lượng người hâm mộ đông đảo, mỗi khi mở cửa hàng pop-up, các thương hiệu nội địa này cũng có thể tạo ra doanh số bán hàng nhiều như bất kỳ thương hiệu xa xỉ nào khác".