Bộ mặt của hôn nhân quốc tế tại Hàn Quốc đang ghi nhận nhiều sự biến đổi. Trong đó, sự thay đổi trong nhận thức về hôn nhân quốc tế ở Hàn Quốc, nơi Nho giáo vẫn là một phần cơ bản của xã hội, đã khiến ngày càng nhiều nam giới có trình độ học vấn cao tìm kiếm bạn đời là người ngoại quốc thông qua các dịch vụ môi giới hôn nhân.
Kết quả ‘Khảo sát môi giới hôn nhân 2020~2022’ được công bố vào ngày 23 do Bộ Bình đẳng giới và Gia đình tiến hành với hơn 1.100 công ty mai mối - trong đó có 347 công ty quốc tế và 809 công ty trong nước cũng như phân tích 1.234 khách hàng và 439 cặp vợ chồng nước ngoài đã sử dụng các dịch vụ mai mối trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022, đã cho thấy thái độ của người Hàn Quốc đang dần thay đổi đối với hôn nhân quốc tế.
Trong nhiều thế kỷ, nhiều người Hàn Quốc đã tập trung vào việc bảo tồn văn hóa và truyền thống gia đình, bắt nguồn từ các giá trị Nho giáo. Hôn nhân quốc tế đôi khi được coi là một thách thức đối với những giá trị này, vì chúng liên quan đến sự pha trộn các tập tục văn hóa khác nhau và có khả năng làm loãng các phong tục truyền thống của Hàn Quốc.
Trong khi các giá trị bảo thủ đã giảm dần theo thời gian do quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950~1953), những khuôn mẫu và thành kiến liên quan đến hôn nhân quốc tế vẫn còn tồn tại, đặc biệt là những hôn nhân liên quan đến vợ chồng từ các nước kém phát triển về kinh tế. Một số người coi những cuộc hôn nhân này là mang tính giao dịch hoặc được thúc đẩy bởi động cơ kinh tế hơn là tình cảm chân thành.
Vào đầu những năm 2000, "nhân vật chính" của các trường hợp kết hôn quốc tế thường là những nông dân trung niên Hàn Quốc đã quá lứa tuổi kết hôn. Nhưng cuộc khảo sát cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý trong thập kỷ qua. Cách đây 10 năm, cứ 10 người sử dụng dịch vụ mai mối này thì có 7 người có trình độ trung học phổ thông trở xuống. Nhưng trong cuộc khảo sát mới nhất, hơn một nửa (50,6%) có bằng đại học trở lên.
Trình độ học vấn của người vợ/chồng trong các cuộc hôn nhân quốc tế cũng cao hơn so với trước đây. Năm 2014, chỉ có 12% vợ/chồng người nước ngoài có bằng đại học trở lên. Đến năm 2023, con số này tăng lên 26%. Mặc dù phần lớn vợ/chồng người nước ngoài vẫn ở độ tuổi 20 (60,6%), tỷ lệ này đã giảm kể so với năm 2017. Tỷ lệ những người từ 30 tuổi trở lên tăng 17,2 điểm phần trăm từ 22,2% năm 2014 lên 39,4% năm 2023.
Tỷ lệ các cuộc hôn nhân quốc tế được sắp xếp thông qua các cuộc gặp gỡ chớp nhoáng cũng giảm đáng kể. Khoảng 56,6% cho biết họ gặp vợ/chồng mình thông qua các cuộc gặp riêng kéo dài, tăng 17,3% so với năm 2020. Thời gian trung bình để gặp, hẹn hò và kết hôn với vợ/chồng người nước ngoài là 9,3 ngày vào năm 2022, gần gấp đôi thời gian trung bình 4,4 ngày trong năm 2017.
Mặt khác, Việt Nam vẫn là quốc gia xuất xứ phổ biến nhất của vợ/chồng người nước ngoài tại Hàn Quốc, chiếm 80%, tiếp theo là Campuchia với 11,9%. Các nhà cung cấp dịch vụ mai mối cho rằng người Việt được người Hàn Quốc ưa chuộng có lẽ do ngoại hình có nhiều nét tương đồng với người Hàn Quốc và có chung giá trị sống dựa trên văn hóa Nho giáo.
Trung bình, người dùng trả khoảng 20 triệu won (khoảng 370 triệu VNĐ) cho các công ty môi giới. Chi phí mai mối trung bình khoảng 14,63 triệu won cho mỗi trường hợp, nhưng tổng giá thường tăng do các chi phí bổ sung như phí đăng ký kết hôn tại địa phương và quà cưới truyền thống trung bình là 4,69 triệu won.
Trong nhiều thế kỷ, nhiều người Hàn Quốc đã tập trung vào việc bảo tồn văn hóa và truyền thống gia đình, bắt nguồn từ các giá trị Nho giáo. Hôn nhân quốc tế đôi khi được coi là một thách thức đối với những giá trị này, vì chúng liên quan đến sự pha trộn các tập tục văn hóa khác nhau và có khả năng làm loãng các phong tục truyền thống của Hàn Quốc.
Trong khi các giá trị bảo thủ đã giảm dần theo thời gian do quá trình hiện đại hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng của Hàn Quốc sau Chiến tranh Triều Tiên (1950~1953), những khuôn mẫu và thành kiến liên quan đến hôn nhân quốc tế vẫn còn tồn tại, đặc biệt là những hôn nhân liên quan đến vợ chồng từ các nước kém phát triển về kinh tế. Một số người coi những cuộc hôn nhân này là mang tính giao dịch hoặc được thúc đẩy bởi động cơ kinh tế hơn là tình cảm chân thành.
Vào đầu những năm 2000, "nhân vật chính" của các trường hợp kết hôn quốc tế thường là những nông dân trung niên Hàn Quốc đã quá lứa tuổi kết hôn. Nhưng cuộc khảo sát cho thấy một sự thay đổi đáng chú ý trong thập kỷ qua. Cách đây 10 năm, cứ 10 người sử dụng dịch vụ mai mối này thì có 7 người có trình độ trung học phổ thông trở xuống. Nhưng trong cuộc khảo sát mới nhất, hơn một nửa (50,6%) có bằng đại học trở lên.
Trình độ học vấn của người vợ/chồng trong các cuộc hôn nhân quốc tế cũng cao hơn so với trước đây. Năm 2014, chỉ có 12% vợ/chồng người nước ngoài có bằng đại học trở lên. Đến năm 2023, con số này tăng lên 26%. Mặc dù phần lớn vợ/chồng người nước ngoài vẫn ở độ tuổi 20 (60,6%), tỷ lệ này đã giảm kể so với năm 2017. Tỷ lệ những người từ 30 tuổi trở lên tăng 17,2 điểm phần trăm từ 22,2% năm 2014 lên 39,4% năm 2023.
Tỷ lệ các cuộc hôn nhân quốc tế được sắp xếp thông qua các cuộc gặp gỡ chớp nhoáng cũng giảm đáng kể. Khoảng 56,6% cho biết họ gặp vợ/chồng mình thông qua các cuộc gặp riêng kéo dài, tăng 17,3% so với năm 2020. Thời gian trung bình để gặp, hẹn hò và kết hôn với vợ/chồng người nước ngoài là 9,3 ngày vào năm 2022, gần gấp đôi thời gian trung bình 4,4 ngày trong năm 2017.
Mặt khác, Việt Nam vẫn là quốc gia xuất xứ phổ biến nhất của vợ/chồng người nước ngoài tại Hàn Quốc, chiếm 80%, tiếp theo là Campuchia với 11,9%. Các nhà cung cấp dịch vụ mai mối cho rằng người Việt được người Hàn Quốc ưa chuộng có lẽ do ngoại hình có nhiều nét tương đồng với người Hàn Quốc và có chung giá trị sống dựa trên văn hóa Nho giáo.
Trung bình, người dùng trả khoảng 20 triệu won (khoảng 370 triệu VNĐ) cho các công ty môi giới. Chi phí mai mối trung bình khoảng 14,63 triệu won cho mỗi trường hợp, nhưng tổng giá thường tăng do các chi phí bổ sung như phí đăng ký kết hôn tại địa phương và quà cưới truyền thống trung bình là 4,69 triệu won.