Kinh tế Chính trị

Trái cây Hàn Quốc "được lòng" người dân Đông Nam Á

Hoàng Phương Ly (lyhoang215@ajunews.com)15:19 22-07-2024
Đông Nam Á, quê hương của nhiều loại trái cây nhiệt đới, tuy nhiên người dân của nhiều quốc gia Đông Nam Á vẫn vô cùng yêu thích các loại trái cây của Hàn Quốc do ảnh hưởng của Làn sóng Hàn Quốc chẳng hạn như phân cảnh thành viên của nhóm nhạc BTS ăn 'hwache', một dạng chè hoa quả của Hàn Quốc, trong các chương trình giải trí.
 
Khách hàng mua sắm tại 1 siêu thị Lotte Mart ở Việt Nam ẢnhTTXVN
Khách hàng mua sắm tại 1 siêu thị Lotte Mart ở Việt Nam [Ảnh=TTXVN]
Đầu tháng này, sau khi sửa sang lại chi nhánh Lotte Mart Ba Đình, Lotte Mart đã khai trương "khu trái cây nhập khẩu" nằm ngay phía lối vào với các loại trái cây theo mùa của Hàn Quốc như dâu tây, lê, nho mẫu đơn.

Việt Nam vốn có phong tục dâng các loại thức ăn, trái cây tươi ngon lên bàn thờ tổ tiên vào các dịp thờ cúng, lễ tết nên các loại hoa quả chất lượng cao của Hàn Quốc thường rất được ưa chuộng để làm quà tặng trong các dịp này.

Ông Park Dong-hwan, Giám đốc quản lý sản phẩm tại Lotte Mart Việt Nam, cho biết: "Không giống như Hàn Quốc, nơi các món ăn trong nghi lễ tổ tiên được tiêu chuẩn hóa, ở Việt Nam, những món ăn trên mâm cơm cúng có thể là các món mà người đã khuất yêu thích khi còn sống. Trái cây Hàn Quốc được công nhận là có chất lượng cao nên những gia đình có điều kiện cũng thường mua trái cây Hàn Quốc để bày trên mâm cúng".

Mặc dù giá trái cây Hàn Quốc cao hơn tương đối so với giá trái cây địa phương nhưng vẫn được nhiều người Việt Nam tin dùng.

Chẳng hạn như dâu tây trồng ở Việt Nam được bán với giá 129.000 đồng tại Lotte Mart Hà Nội, nhưng dâu tây Hàn Quốc nhập khẩu được bán với giá cao hơn gần 50%, ở mức 189.000 đồng; lê Việt Nam bán với giá 45.000 đồng/quả, trong khi lê Hàn Quốc bán với giá 90.000 đồng.

E-Mart tại Việt Nam cũng bán lê, táo và dâu tây Hàn Quốc.

Đối với dâu tây, các chi nhánh E-Mart tại Việt Nam bán trực tiếp loại dâu Seolhyang được nhập khẩu bằng đường hàng không với tỷ lệ bán tăng trưởng ổn định theo từng năm. Cụ thể tỷ lệ bán hàng so với năm trước tăng 15% vào năm 2022, 30% vào năm 2023 và 30% vào nửa đầu năm 2024. 

Do tính chất của dâu tây là nhạy cảm với nhiệt độ nên chi phí hậu cần thường khá cao bao gồm các chi phí như vận chuyển bằng đường hàng không và xe đông lạnh để duy trì độ tươi cho sản phẩm. Theo đó, dâu tây bán tại các chi nhánh E-Mart địa phương có giá khoảng 300.000 đồng cho mỗi gói 330g.

Bên cạnh việc xuất khẩu trực tiếp, việc tiêu thụ trái cây Hàn Quôc gián tiếp còn được thực hiện thông qua việc tiêu thụ các loại soju (1 loại rượu truyền thống của Hàn Quốc) trái cây.

So với soju truyền thống, giới trẻ ở Đông Nam Á, chẳng hạn như Thái Lan và Việt Nam lại yêu thích các loại soju trái cây hơn.

Hite Jinro đang xuất khẩu rất nhiều loại soju trái cây chẳng hạn như 'Jinro bưởi hồng'. Giá soju trái cây Hite Jinro bán trong siêu thị là 65.000 đồng, đắt hơn gấp hơn 3 lần giá một lon bia Heineken (20.500 đồng).

Một quan chức của Hite Jinro cho biết, "Trong số 78 quán bar trên phố bia, 64 quán có bán rượu soju trái cây và Chamisul Fresh".

Rượu soju trái cây của Lotte Chilsung Beverage, 'Chum Churum Soonhari, cũng rất phổ biến ở Đông Nam Á.

Nhìn vào hiệu suất bán hàng ở nước ngoài trong ba năm qua, tốc độ tăng trưởng doanh số trung bình hàng năm ở Mỹ và Trung Quốc lần lượt là 45% và 49%, nhưng tại Việt Nam con số này ghi nhận là 102% và tại Philippines là 271%.

Rượu soju trái cây của Muhak cũng đang dần gõ cửa thị trường Đông Nam Á. Lần đầu tiên với tư cách là một công ty chính thống trong nước, họ đã mua lại 'Victory' của Việt Nam, một công ty nước ngoài cùng ngành vào tháng 6 năm 2017. Các mặt hàng xuất khẩu chính bao gồm sản phẩm rượu soju chủ lực 'Just Good Day', dòng rượu trái cây 'Good Day' và soda có cồn 'Tock Soda'.

© Bản quyền thuộc về Thời báo Kinh tế AJU & www.ajunews.com:
Việc sử dụng các nội dung đăng tải trên www.vietnam.ajunews.com phải có sự đồng ý bằng văn bản của Aju News Corporation.

기사 이미지 확대 보기
닫기