Với sự phổ biến ngày càng tăng của ẩm thực Hàn Quốc (K-food) trên toàn thế giới, xuất khẩu thực phẩm trong 7 tháng đầu năm cũng đạt mức cao kỷ lục. Trong đó sự tăng trưởng của đồ uống Hàn Quốc cũng vô cùng đáng chú ý.
Các loại đồ uống Hàn Quốc hiện đang được xuất khẩu sang 160 quốc gia trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu cộng dồn tính đến cuối tháng 7/2024 đạt 388 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồ uống Hàn Quốc ngày càng được chú ý, một phần là vì người tiêu dùng quốc tế coi nó như mặt hàng gắn liền, phù hợp nhất với các món ăn Hàn Quốc.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ uống Hàn Quốc là Trung Quốc và Mỹ.
Tính đến cuối tháng 7, kim ngạch xuất khẩu đồ uống Hàn Quốc sang Trung Quốc là 86,8 triệu USD, tăng 11,6% so với năm ngoái; xuất khẩu sang Mỹ là 54,5 triệu USD, tăng 7,1%.
Tại Trung Quốc, các sản phẩm của Binggrae và Maeil Dairy đang hoạt động tốt. Ngoài sữa chuối, sản phẩm tiêu biểu của hãng, Binggrae cũng đang xuất khẩu nhiều loại sữa có chứa thành phần nước trái cây ép. Còn với Maeil Dairy, kể từ năm ngoái, hãng đã tăng cường xuất khẩu bằng cách cung cấp đồ uống thuần chay (Almond Breeze) cho các chuỗi công ty lớn ở địa phương.
Tại Mỹ, Lotte Chilsung Beverage đang tăng doanh số bán hàng bằng cách chính thức đưa các sản phẩm chẳng hạn như Milkis vào các nhà bán lẻ lớn ở địa phương như Costco và Kroger.
Thị trường Đông Nam Á cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng.
Kim ngạch xuất khẩu đồ uống Hàn Quốc sang Campuchia tính đến cuối tháng 7 đạt 38,1 triệu USD, tăng 19,5% so với năm ngoái; sang Việt Nam đạt 37,8 triệu USD, tăng 14,4%; sang Indonesia tăng 15,8% lên 15,3 triệu USD.
Đồ uống Hàn Quốc cũng được cho là đóng vai trò trong việc mở rộng phạm vi lựa chọn thực phẩm Hàn Quốc của người tiêu dùng nước ngoài.
Tập đoàn Nhân sâm KGC đang tiếp cận thị trường nước ngoài, vốn tập trung vào nhân sâm dạng củ, bằng các sản phẩm đồ uống tiện lợi chẳng hạn như nước sâm (dạng túi).
Việc tiếp cận thị trường nước ngoài thông qua các sản phẩm nước giải khát thay vì nguyên liệu thô là không chỉ có thể áp dụng đối với nhân sâm mà còn đối với các sản phẩm nông nghiệp khác như dữu tử (yuzu), quýt và ngũ vị tử.
Chính phủ Hàn Quốc tin rằng những nỗ lực như vậy sẽ làm tăng mức tiêu thụ nguyên liệu thô của Hàn Quốc ở thị trường nước ngoài và đang tăng cường phát triển và quảng bá các loại thực phẩm khác nhau.
Các thị trường xuất khẩu lớn nhất của đồ uống Hàn Quốc là Trung Quốc và Mỹ.
Tính đến cuối tháng 7, kim ngạch xuất khẩu đồ uống Hàn Quốc sang Trung Quốc là 86,8 triệu USD, tăng 11,6% so với năm ngoái; xuất khẩu sang Mỹ là 54,5 triệu USD, tăng 7,1%.
Tại Trung Quốc, các sản phẩm của Binggrae và Maeil Dairy đang hoạt động tốt. Ngoài sữa chuối, sản phẩm tiêu biểu của hãng, Binggrae cũng đang xuất khẩu nhiều loại sữa có chứa thành phần nước trái cây ép. Còn với Maeil Dairy, kể từ năm ngoái, hãng đã tăng cường xuất khẩu bằng cách cung cấp đồ uống thuần chay (Almond Breeze) cho các chuỗi công ty lớn ở địa phương.
Tại Mỹ, Lotte Chilsung Beverage đang tăng doanh số bán hàng bằng cách chính thức đưa các sản phẩm chẳng hạn như Milkis vào các nhà bán lẻ lớn ở địa phương như Costco và Kroger.
Thị trường Đông Nam Á cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng.
Kim ngạch xuất khẩu đồ uống Hàn Quốc sang Campuchia tính đến cuối tháng 7 đạt 38,1 triệu USD, tăng 19,5% so với năm ngoái; sang Việt Nam đạt 37,8 triệu USD, tăng 14,4%; sang Indonesia tăng 15,8% lên 15,3 triệu USD.
Đồ uống Hàn Quốc cũng được cho là đóng vai trò trong việc mở rộng phạm vi lựa chọn thực phẩm Hàn Quốc của người tiêu dùng nước ngoài.
Tập đoàn Nhân sâm KGC đang tiếp cận thị trường nước ngoài, vốn tập trung vào nhân sâm dạng củ, bằng các sản phẩm đồ uống tiện lợi chẳng hạn như nước sâm (dạng túi).
Việc tiếp cận thị trường nước ngoài thông qua các sản phẩm nước giải khát thay vì nguyên liệu thô là không chỉ có thể áp dụng đối với nhân sâm mà còn đối với các sản phẩm nông nghiệp khác như dữu tử (yuzu), quýt và ngũ vị tử.
Chính phủ Hàn Quốc tin rằng những nỗ lực như vậy sẽ làm tăng mức tiêu thụ nguyên liệu thô của Hàn Quốc ở thị trường nước ngoài và đang tăng cường phát triển và quảng bá các loại thực phẩm khác nhau.